【cúp các câu lạc bộ nam mỹ】Người trồng trầu gặp khó

[Nhận Định Bóng Đá] 时间:2025-01-26 02:35:41 来源:Empire777 作者:World Cup 点击:93次

Những ngày này,ườitrồngtrầugặcúp các câu lạc bộ nam mỹ về vườn trầu ở ấp 5, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, không khí thu mua, hái trầu không còn sôi động như những tháng cuối năm 2019. Người trồng trầu đang lo lắng vì thương lái thu mua thưa thớt, giá trầu xuống thấp.

Bà con trồng trầu không khỏi lo lắng vì số lượng trầu tiêu thụ giảm và giá cả xuống thấp.

Theo anh Từ Văn Ve, thương lái mua trầu ở ấp 4, xã Vị Thủy thì trước và trong tết khi chưa có thông tin dịch Covid-19, số lượng trầu bán ra luôn ổn định. Từ sau tết thì số lượng giảm thấy rõ do thị trường tiêu thụ giảm, từ 1.000-2.000 ốp/chuyến giảm chỉ còn 400-500 ốp (40 lá/ốp). Bản thân thương lái cũng phải mua theo nhu cầu đơn hàng của các mối lớn nên phải vừa giảm số lượng trầu vừa giảm chuyến đi.

Đến ấp 5, nơi tập trung phần lớn diện tích trồng trầu ở xã Vị Thủy. Hai bên đường vào câu lạc bộ trồng trầu vẫn là hình ảnh những giàn trầu xanh mướt nhưng không khí tất bật thu hoạch, xếp trầu đã không còn sôi nổi và rôm rả như cuối năm 2019.  Bà Phan Thị Sáng, ở ấp 5, xã Vị Thủy, theo nghề này hơn 30 năm cho biết từ trước đến nay bà chưa thấy lần nào trầu “đùn” lại như bây giờ. Nhà bà có 1.000 nọc trầu mà đợt thu hoạch gần nhất cũng đã cách đây hơn 20 ngày, bán được với giá 2.500 đồng/ốp chỉ thu được 3-4 triệu đồng. Thu nhập so với trước tết đã giảm tới 70%. Giờ lại tới lứa hái nhưng chưa bán được, trầu quá lứa còn trên dây rất nhiều. “Tôi còn đỡ hơn, chứ nhiều bà con đã hơn 1 tháng không hái được. Trước đây, cũng có đợt tiêu thụ trầu giảm nhưng chỉ kéo dài 2 tuần chứ không đến mức cả tháng như hiện nay”, bà Sang nói thêm.

Cách đó không xa, bà Đỗ Thị Liên, đang ngồi lột vỏ tràm để chuẩn bị sửa giàn trầu. Bà Liên cũng không giấu nỗi buồn vì mấy ngày qua giá trầu xuống thấp: “Trầu tốt mới được giá từ 2.500-2.700 đồng/ốp, còn trầu thường chỉ có 2.000 đồng/ốp. Giờ 1 thiên trầu chỉ thu được trên 2 triệu đồng, ai làm siêng, bỏ công hái và xếp thì đủ trang trải chi phí chăm sóc, còn ai mướn thêm nhân công chắc sẽ lỗ”. Bà Liên nhớ lại thời điểm này năm ngoái, giá trầu cao gấp đôi, trung bình 9-12 ngày nhà bà đã thu hoạch 1 đợt. Còn hiện nay từ sau tết đến giờ mới thu hoạch được 2 đợt. 

Cũng theo bà Liên, do nhu cầu thị trường giảm sút mạnh nếu có thu hoạch mỗi đợt chỉ chừng 200-300 ốp là đã đủ lượng cung ứng cho thương lái. Số trầu còn lại quá lứa, nếu để lâu lá bị già, không còn tươi tốt nữa và ảnh hưởng đến phát triển của dây trầu. Để bảo vệ dây trầu, người trồng vẫn phải “rửa” (lặt bỏ lá vàng, lá già quá lứa, lá đốm) liên tục.

Tiêu thụ trầu gặp khó không chỉ làm người trồng trầu lo lắng mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của những người chuyên đi hái trầu, xếp trầu mướn, đa số là lao động nông thôn, không có đất sản xuất và nghề nghiệp ổn định. Trung bình tiền công mỗi ngày là 100.000-150.000 đồng, nếu không ai có nhu cầu hoặc thu hoạch ít trầu, không cần mướn thêm người thì họ cũng “thất nghiệp”.

Dù trong tình cảnh khó khăn, giảm thu nhập và không biết còn kéo dài đến bao giờ, nhiều người trồng trầu vẫn kiên trì chăm sóc vườn trầu, có người tận dụng thời gian này để sửa giàn, thay nọc trầu, cũng có người cải tạo tạo đất cả vườn để chuẩn bị xuống dây trầu mới với niềm hy vọng tình hình sớm ổn định, giao thương buôn bán trở lại bình thường để trầu trồng ra được mang đi tiêu thụ hết.

Ông Nguyễn Văn Kính, Phó Chủ tịch UBND xã Vị Thủy, thông tin thêm: Từ khi có thông tin về dịch Covid-19, số lượng trầu được thương lái thu mua trên địa bàn ít và trầu cũng giảm. Qua tìm hiểu từ các thương lái, lá trầu thu mua mang đi tiêu thụ ở các tỉnh Sóc Trăng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và xuất đi một số thị trường ở Campuchia, Đài Loan, Trung Quốc… Chính quyền địa phương vẫn vận động người dân không nên bỏ bê vườn trầu của mình mà nên duy trì chăm sóc. Khi tình hình ổn định, nhu cầu thị trường hồi phục thì trầu vẫn đảm bảo về số lượng và cả chất lượng để cung ứng.

Xã Vị Thủy có diện tích trồng trầu trên 30ha với khoảng 200 hộ trồng. Nghề này đã gắn bó lâu đời với người dân và trở thành nét đặc trưng mỗi khi nhắc đến xã Vị Thủy. Trồng trầu cũng đã được tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống. Sắp tới, UBND xã Vị Thủy có kế hoạch xây dựng thương hiệu cho làng nghề để tăng giá trị cây trầu và mở rộng thị trường tiêu thụ. Ngoài để ăn, dùng cúng kiến trong các dịp lễ, trầu cũng là một loại dược liệu được nghiên cứu chiết xuất tinh dầu ứng dụng trong sản xuất dược phẩm và mỹ phẩm. Đây có thể là hướng phát triển tiềm năng nhằm đa dạng sản phẩm từ trầu, góp phần ổn định đầu ra cho lá trầu ở Vị Thủy.

Bài, ảnh: THIÊN NGỌC

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接