【bảng xếp hạng u21 quốc gia】Tìm mộ liệt sỹ: Nỗi đau không thể nói bằng lời

tim mo liet sy noi dau khong the noi bang loiLãnh đạo TPHCM dâng cúng bánh tét Quốc tổ Hùng Vương
tim mo liet sy noi dau khong the noi bang loiHải quan TPHCM: Trao nhà tình nghĩa cho vợ liệt sỹ
tim mo liet sy noi dau khong the noi bang loiLãnh đạo Đảng,ìmmộliệtsỹNỗiđaukhôngthểnóibằnglờbảng xếp hạng u21 quốc gia Nhà nước đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ
tim mo liet sy noi dau khong the noi bang loiMái nhà chung của 120 liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam
tim mo liet sy noi dau khong the noi bang loi
Trong hàng trăm, hàng nghìn ngôi mộ liệt sỹ đã được quy tập ở các nghĩa trang liệt sỹ nhiều tỉnh, thành vẫn còn hàng nghìn mộ liệt sỹ chưa biết tên. Ảnh: ST.

Nỗi đau còn mãi

Đã hơn 50 năm kể từ khi nhận được giấy báo tử của chồng hy sinh ngoài mặt trận Thừa Thiên – Huế, gia đình bà Nguyễn Thị Nga, ở xã Hương Ngải (Thạch Thất, Hà Nội) vẫn chưa thể quên được hành trình đi tìm mộ chồng - liệt sỹ Nguyễn Văn Hoàn đầy gian nan ấy. Nói về hành trình đi tìm mộ bố mình là liệt sỹ Nguyễn Văn Hoàn (Thạch Thất, Hà Nội), chị Nguyễn Thị Hảo cho biết, sau khi chị ra đời được 9 tháng thì gia đình nhận được giấy báo tử của ông. Sinh ra chưa một lần được nhìn thấy mặt bố nhưng niềm mong ước tìm được hài cốt của bố đã luôn nung nấu trong chị. Từ mấy dòng thông tin vắn tắt được ghi trong giấy báo tử được Đội Chỉ huy quân sự tỉnh gửi về nhà, đến tận năm 1990, gia đình mới tìm được đơn vị của bố chị là C2, KBM.

Sau một thời gian dài đi tìm và gặp được những người cùng đơn vị với liệt sỹ Nguyễn Văn Hoàn khi đó, gia đình mới biết được thông tin cụ thể nơi hy sinh của ông là tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng vẫn không rõ mộ đã được quy tập ở đâu. “Theo bản trích lục thông tin về quân nhân hy sinh trong chiến tranh của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên – Huế thì nơi an táng ban đầu bố tôi là huyện Phú Vang (Thừa Thiên – Huế). Bản trích lục của Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị (Bộ Quốc phòng) cho biết cụ thể hơn nơi hy sinh của bố tôi là xã Phú Đa, huyện Phú Vang. Sau rất nhiều lần đến xã Phú Đa, đi tìm trong nghĩa trang liệt sỹ xã Phú Đa và tiếp xúc với người dân ở đây, tôi cũng đã tìm được những người dân đã cưu mang bố tôi trong thời kỳ chiến đấu khi đó mà biết được một số thông tin cụ thể hơn là mộ của bố tôi đã được quy tập cùng 33 mộ liệt sỹ khác. Tuy nhiên khi tìm đến 2 nghĩa trang tại xã Phú Đa và huyện Phú Vang thì chúng tôi lại không tìm thấy thông tin gì về mộ của ông cả. Do sau nhiều lần di chuyển nên một số ngôi mộ đã bị mất thông tin”, chị Nguyễn Thị Hảo thông tin.

Đến năm 2000, sau rất nhiều nỗ lực tìm kiếm và thăm hỏi, gia đình chị Nguyễn Thị Hảo lại tiếp tục vào nghĩa trang huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế mong xác định được ngôi mộ của bố mình trong rất nhiều ngôi mộ liệt sỹ chưa biết tên tại đây. May mắn sau khi vào nghĩa trang huyện Phú Vang đến lần thứ 12 thì một thông tin của người đồng đội cũ đã mang lại hy vọng và kết quả cho chuyến hành trình đi tìm mộ liệt sỹ kéo dài 33 năm của gia đình chị Nguyễn Thị Hảo.

Trên đây chỉ là một trường hợp may mắn trong hàng vạn gia đình vẫn đang đi trên con đường tìm kiếm mộ liệt sỹ. Rất nhiều gia đình đang gặp khó khăn ngay từ việc giải mã phiên hiệu ghi trong giấy báo tử để biết được liệt sỹ thuộc đơn vị nào, hy sinh và an táng ở đâu, đến việc giám định ADN để xác định danh tính liệt sỹ. Hàng chục năm qua, Nhà nước ta cùng biết bao gia đình đã tốn nhiều thời gian và công sức trong hành trình tìm mộ liệt sỹ. Nhiều trường hợp được phép khai quật mộ liệt sỹ để giám định ADN, nhưng kết quả nhận được là không thể xác định được do hài cốt đã để quá lâu, khiến thân nhân liệt sỹ lại phải tiếp tục công cuộc tìm kiếm.

tim mo liet sy noi dau khong the noi bang loi
Chi đoàn Báo Hải quan thắp hương, tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn, tỉnh Quảng Trị. Ảnh: T.Bình.

Số hóa thông tin về mộ liệt sỹ

Tuy đã rất cố gắng, nhưng hiện nay cả nước vẫn còn khoảng 200.000 hài cốt liệt sỹ chưa được quy tập, chủ yếu nằm ở các tỉnh phía Nam và nước bạn Lào, Campuchia. Hệ thống nghĩa trang trên phạm vi cả nước còn hơn 300.000 mộ phần có hài cốt nhưng chưa có hoặc chưa rõ thông tin. Như vậy, số liệt sỹ chưa xác định được thông tin lên đến hơn 500.000, trong khi những đồng đội có thể biết thông tin về liệt sỹ ngày càng ít đi. Thời gian càng trôi đi thì việc tìm kiếm mộ liệt sỹ, xác định danh tính liệt sỹ càng khó khăn hơn. Nhiều thân nhân liệt sỹ nay tuổi đã cao, sức yếu, không thể chờ đợi được lâu, nên nguyện vọng tìm được mộ của thân nhân liệt sỹ cũng càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Hiện nay cách tìm mộ liệt sỹ hiệu quả nhất là là căn cứ vào thông tin trên giấy báo tử. Từ giấy báo tử, gia đình có thể liên hệ với Bộ Chỉ huy quân sự địa phương để xin hồ sơ, trích lục quân nhân. Đây là tập tài liệu chứa đựng tất cả thông tin về liệt sỹ được ghi lại ngay trong thời điểm chiến tranh. Trên hồ sơ quân nhân có 3 yếu tố quan trọng phục vụ cho việc tìm hài cốt liệt sỹ: Đơn vị chiến đấu, nơi hy sinh thực tế và trường hợp hy sinh để biết liệt sỹ được quy tập hay chưa và nằm ở nghĩa trang nào, từ đó có thể khoanh vùng tìm kiếm chính xác hơn.

Nhằm giúp người thân của các liệt sỹ kéo gần khoảng cách địa lý giữa thân nhân liệt sỹ với mộ liệt sỹ và nghĩa trang liệt sỹ, mới đây, Cổng thông tin điện tử tra cứu về liệt sỹ, mộ liệt sỹ và nghĩa trang liệt sỹ tại địa chỉ www.thongtinlietsi.gov.vn cũng đã được bàn giao về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Đánh giá về Cổng thông tin điện tử về liệt sỹ, mộ liệt sỹ và nghĩa trang liệt sỹ , ông Đào Ngọc Lợi, Cục trưởng Cục Người có công (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết, việc xây dựng Cổng thông tin điện tử không chỉ góp phần chuẩn hóa cơ sở dữ liệu, mà còn là nghĩa cử tri ân đối với những người đã hy sinh vì đất nước, tạo điều kiện cho nhân dân và thân nhân tiếp cận thông tin nhanh nhất. Giúp cho thân nhân các liệt sỹ bớt khó khăn trong hành trình tìm mộ người thân, góp phần làm vơi đi nỗi đau chiến tranh.

Hiện tại trên Cổng thông tin điện tử đang có hình ảnh, thông tin của 3.082 nghĩa trang, 885.000 mộ liệt sỹ và hơn 2,1 triệu ảnh mộ và nghĩa trang liệt sỹ trên cả nước. Các nội dung hiển thị trên Cổng thông tin về liệt sỹ, mộ liệt sỹ và nghĩa trang liệt sỹ gồm: Danh sách các nghĩa trang liệt sỹ trên cả nước được phân chia rõ đến tận quận/huyện thuộc các tỉnh/thành phố; bản đồ chỉ đường đến nghĩa trang; hình ảnh tổng quan của nghĩa trang; sơ đồ khu mộ trong nghĩa trang; danh sách mộ, hình ảnh từng ngôi mộ trong nghĩa trang. Riêng tại năm nghĩa trang: Quốc gia Đường 9, Trường Sơn, Tân Biên, Việt - Lào và Nghĩa trang liệt sỹ tỉnh Bình Thuận có thể hiển thị bản đồ Google Maps.

Đặc biệt Cổng thông tin có chức năng tra cứu, thân nhân liệt sỹ có thể vào chức năng này nhập tên liệt sỹ hệ thống sẽ hiển thị ra các thông tin liên quan đến liệt sỹ như nghĩa trang, vị trí phần mộ trong nghĩa trang và hình ảnh bia mộ. Chức năng tra cứu trên Cổng thông tin có thể hỗ trợ thân nhân liệt sỹ, đồng đội theo dõi, tra cứu được thông tin về liệt sỹ và mộ liệt sỹ. Ngoài ra, thân nhân, đồng đội liệt sỹ cũng có thể cung cấp thông tin, phản hồi, liên hệ với các cơ quan chức năng thông qua mục “Liên hệ - phản hồi” của Cổng thông tin. Các thông tin được cung cấp tại đây được chuyển đến các đơn vị có thẩm quyền để tiếp nhận, xử lý và cũng là một kênh để giúp tìm kiếm mộ liệt sỹ thuận tiện, chính xác.

Với dữ liệu thông tin, hình ảnh chính xác về từng phần mộ, nghĩa trang liệt sỹ trên cả nước, hiện Cổng thông tin điện tử tra cứu về liệt sỹ, mộ liệt sỹ và nghĩa trang liệt sỹ đã sẵn sàng phục vụ đông đảo người dân trên cả nước. Đồng thời, thông qua Cổng thông tin điện tử, những thân nhân, gia đình liệt sỹ không có điều kiện đến tận các nghĩa trang để thăm mộ, có thể vào Cổng thông tin để thăm viếng, tưởng niệm phần mộ liệt sỹ ngay tại gia đình.

Cúp C1
上一篇:Phó chủ tịch xã kể giây phút người chồng tử vong khi cứu vợ con bị nước cuốn
下一篇:Vỡ nợ thẻ tín dụng của Mỹ cao kỷ lục