| Trái cây sang Mỹ hết “tắc” từ tuần này | | Rau quả Việt Nam tự tin vào thị trường EU | | Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc sụt giảm "khủng" |
| Ảnh minh họa. Ảnh: N.Thanh. |
Báo cáo mới nhất của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho thấy, 8 tháng năm 2020, tổng trị giá xuất khẩu rau quả đạt gần 2,26 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2019. Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam trong 7 tháng năm 2020 với 58,2% thị phần; trị giá xuất khẩu đạt 1,15 tỷ USD, giảm 28,9% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc sụt giảm khá mạnh, đáng chú ý xuất khẩu sang nhiều thị trường khác như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan đều ghi nhận tăng mạnh. Cụ thể, xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc đạt 94 triệu USD (chiếm 4,7% thị phần, tăng 22,6%); Hoa Kỳ đạt 90 triệu USD (chiếm 4,6%, tăng 7,1%); Thái Lan đạt 88,4 triệu USD (chiếm 4,5%, tăng 215,5%); Nhật Bản đạt 79,2 triệu USD (chiếm 4%, tăng 11,9%); Đài Loan đạt 52,7 triệu USD (chiếm 2,7%, tăng 73,1%). Dự báo, thời gian tới xuất khẩu trái cây Việt Nam sang Hoa Kỳ có nhiều tín hiệu khả quan sau những nỗ lực đàm phán của Bộ NN&PTNT với Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ (APHIS) đã tiếp tục cử chuyên gia thực hiện giám sát xử lý hoa quả tươi xuất khẩu sang thị trường này, sau những gián đoạn do tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Bên cạnh đó, điểm đáng chú ý là ngoài thị trường Trung Quốc, xuất khẩu trái cây có nhiều tín hiệu khả quan khi nhiều chủng loại quả của Việt Nam được thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. Điển hình như 20 tấn thanh long ruột đỏ của tỉnh Sơn La được xuất khẩu sang Nhật Bản; 7 tấn sầu riêng đông lạnh được xuất khẩu vào Australia; 10 tấn thanh long ruột đỏ được xuất khẩu sang Nga,… Trị giá nhập khẩu mặt hàng rau quả 8 tháng năm 2020 đạt 810 triệu USD, giảm 36,1% so với cùng kỳ năm 2019. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Australia là các thị trường cung cấp rau quả nhập khẩu lớn nhất cho Việt Nam trong 7 tháng đầu năm với trị giá nhập khẩu lần lượt là 180,9 triệu USD (chiếm 25,3% tổng trị giá nhập khẩu, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước); 175,1 triệu USD (chiếm 24,4%, giảm 35,7%) và 62,9 triệu USD (chiếm 8,8%, giảm 3,3%). |
|