Hãy dạy con sử dụng có trách nghiệm Hè là thời điểm con trẻ có thể tự do vui chơi, du lịch khám phá sau một năm học căng thẳng. Tuy nhiên, điều đáng nói là sau đại dịch Covid-19, phần lớn trẻ em đã quen tiếp xúc với các thiết bị điện tử để giải trí, ít khi vui chơi ở bên ngoài. Chị N.K.T (Yên Hoà, Hà Nội) cho biết, lý do “chính đáng” của tình trạng con trẻ sử dụng Internet ngày càng sớm và thời lượng nhiều xuất phát từ 2 năm dịch Covid-19: “Con sử dụng máy tính bảng lên mạng học ca sáng, chiều học thêm cũng online, tối làm bài tập có bài khó lại cần máy để tra bài hay hỏi các bạn. Tôi muốn kiểm soát cũng không nổi”. Đa số phụ huynh thành thị như K.T đều hiểu rõ hai mặt tốt xấu của Internet, đặc biệt là hậu quả của việc cho con tiếp xúc từ sớm khi con chưa đủ nhận thức để phân biệt phải trái. Sau đại dịch, với nhiều gia đình ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM… việc con trẻ ở độ tuổi cấp 2 sở hữu riêng một thiết bị truy cập Internet là điều bình thường. Trong kỳ nghỉ hè năm học 2023, chị K.T đã đăng ký cho con tham gia câu lạc bộ ở nhà văn hoá, học một khoá học bơi nhằm giúp con giảm thời gian sử dụng các thiết bị điện tử. “Cháu dùng máy tính bảng ít đi, nhưng vẫn không giảm sự chú ý. Sau mỗi lớp bơi hay giờ sinh hoạt, về nhà, việc đầu tiên cháu làm là mở máy lên và… lướt lướt”, chị K.T giãi bày. Trên thực tế, tình trạng đáng lo ngại hơn diễn ra ở nhiều gia đình thành thị. Thay vì giúp con có điều kiện giải trí ngoài trời hoạt ngoài trời như chị K.T, bố mẹ lại quá bận rộn với công việc nên chỉ có thể để con tự nghỉ ngơi tại nhà. Sau đó, không ít cha mẹ đã có biện pháp thu hồi thiết bị điện tử của con khi nghỉ hè, hay đọc tin nhắn, cuộc gọi, theo dõi các hoạt động riêng tư trên mạng của con. Một mặt đây là tâm lý có thể cảm thông cho các bậc cha mẹ. Mặt khác, việc này lại mang đến những hậu quả đắt giá, ảnh hưởng đến niềm tin của con trẻ. Đứa trẻ sẽ có xu hướng muốn thoát ra sự kìm hãm của cha mẹ, và không chia sẻ các thông tin khác cho phụ huynh. Theo các chuyên gia của Fosi, người dùng Internet ngày nay cần có được sự an toàn, đảm bảo và sự riêng tư cá nhân khi tham gia hoạt động trực tuyến. Nhưng ranh giới giữa bảo vệ con và xâm phạm quyền riêng tư của con rất mong manh. Ngày nay, con trẻ đều có ý thức rất rõ về quyền riêng tư cũng như sự can thiệp của cha mẹ. Để hỗ trợ con sử dụng Internet điều độ, an toàn, lời khuyên từ các chuyên gia với các bậc phụ huynh là hãy trò chuyện thẳng thắn với con trước khi thực hiện các biện pháp quản lý thời lượng. Trong khi trao đổi, phụ huynh cũng sẽ hiểu rõ hơn sở thích và quan điểm của con, từ đó sẽ có những lời khuyên phù hợp. Việc được đưa ra quan điểm sẽ giúp con trẻ có trách nghiệm hơn với những hành vi của mình. Phụ huynh nên tận dụng điểm tốt của các nền tảng trên Internet Hiện nay, các mạng xã hội hay ứng dụng di động đều đầu tư cho tài nguyên giúp tối ưu việc quản lý thời gian sử dụng cho người dùng. Một số nền tảng cung cấp công cụ từ xa giúp phụ huynh có thể hỗ trợ con cái khi sử dụng Internet mà không cần có mặt trực tiếp. Chẳng hạn như tính năng Gia đình Thông minh của nền tảng xem video ngắn TikTok. Khi tài khoản trên thiết bị của hai bên cùng kết nối trong Gia đình thông minh, cha mẹ có thể thiết lập “Tùy chỉnh các giới hạn thời gian sử dụng màn hình” và xem “Bảng phân tích thời gian màn hình”. Tính năng này giúp phụ huynh lẫn thanh thiếu niên có thể kiểm soát hợp lý thời lượng giải trí nên nền tảng. Một số tính năng khác từ các ứng dụng có thể giúp người dùng “chặn” những nội dung không phù hợp qua bộ lọc từ khoá hoặc thao tác thủ công. Đặc biệt, các nền tảng mạng xã hội như TikTok còn có thể thiết lập cá nhân hoá với Chế độ tìm kiếm, Bật/tắt bình luận, giúp gia đình bảo vệ thông tin con trẻ khi đăng tải nội dung lên mạng. Trước khi có bất kỳ biện pháp nào, phụ huynh cần tự trang bị các kiến thức về các nền tảng để trở thành người đồng hành với con. Các nền tảng và cơ quan chức năng cũng cần phối hợp để kiến tạo không gian số lành mạnh, phát triển sáng tạo đa chiều cho con trẻ. Đây cũng là mục tiêu của liên minh được thành lập sắp tới bởi Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) và World Vision. Đại diện VNISA cũng cho hay, với việc thành lập liên minh hay câu lạc bộ các đơn vị cung cấp các giải pháp an toàn thông tin mạng cho trẻ em, các bên tham gia sẽ phát huy thế mạnh của nhau, kết hợp với nhau hướng tới mục tiêu chung làm sao cho Việt Nam có các giải pháp công nghệ đầy đủ, để không những bảo vệ trẻ em an toàn mà còn giúp các em có thể tương tác lành mạnh và sáng tạo trên môi trường mạng. Như Sỹ và nhóm PV, BTV |