当前位置:首页 > Cúp C2

【kết quả trận mainz 05】Lợi ích từ quan trắc khí tượng thủy văn

Lợi ích từ quan trắc khí tượng thủy văn
Các giải pháp vận hành hồ chứa được công ty triển khai đồng bộ

Công ty CP Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi quản lý vận hành hai cụm công trình Thủy điện Đa Nhim - Sông Pha (năm 1964) và Hàm Thuận -Đa Mi (năm 2001). Với tổng chiều dài 58,ợiíchtừquantrắckhítượngthủyvăkết quả trận mainz 054km, Thủy điện Đa Nhim có dòng chảy xả lũ qua huyện Đơn Dương và Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng); phạm vi bị ảnh hưởng khi xả tràn gồm 7 xã, 2 thị trấn thuộc huyện Đơn Dương và 1 thị trấn, 3 xã thuộc huyện Đức Trọng. Bên cạnh đó, Thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi có tổng chiều dài 60,95km, dòng chảy xả lũ sau đập tràn Hàm Thuận về sông La Ngà trước khi vào hồ thủy lợi Tà Pao, qua các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Tánh Linh thuộc tỉnh Bình Thuận; phạm vi bị ảnh hưởng khi xả tràn gồm 4 xã thuộc huyện Hàm Thuận Bắc, 1 xã thuộc huyện Hàm Thuận Nam và 3 xã thuộc huyện Tánh Linh.

Theo số liệu thống kê, đến nay đã xuất hiện 102 cơn lũ về hồ Đơn Dương. Nhiều năm, số lượng lũ xuất hiện đến 5, 6 cơn (1981, 1993, 1998, 1999, 2000, 2008, 2010, 2012), thậm chí 8 cơn (2016) trong một mùa lũ. Số lượng lần xả điều tiết lũ qua tràn (không bao gồm xả điều tiết mực nước hồ) là 83 lần.

Vì vậy, để vận hành hiệu quả hồ chứa hiệu quả, hoạt động quan trắc khí tượng thủy văn được công ty hết sức chú trọng. Công ty học hỏi kinh nghiệm, trau dồi thông tin, kiến thức cần thiết, đồng thời trang bị hệ thống đo mưa trên lưu vực hồ Hàm Thuận (6 trạm), hồ Đơn Dương (7 trạm và 2 trạm đo mực nước); trang bị hệ thống cảnh báo lũ cho hạ du (3 trạm ở hạ du hồ Hàm Thuận và 4 trạm ở hạ du hồ Đơn Dương); phối hợp chặt chẽ với các trung tâm, đài dự báo khí tượng thủy văn để có thể phân tích số liệu cho việc vận hành hồ chứa. Đặc biệt, công ty thực hiện nghiêm túc quy chế phối hợp với Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, huyện; soạn thảo, trình duyệt và thực hiện các phương án phòng chống lụt bão, bảo đảm an toàn đập, phương án bảo vệ...

Thông qua hệ thống cảnh báo lũ, hệ thống tiêu báo lũ, bản đồ ngập lụt, người dân ở hạ du kịp thời nhận được thông tin, chủ động ứng xử các tình huống xả lũ, giảm nhẹ nguy cơ gây thiệt hại.

Trong mùa mưa lũ vừa qua, tại hồ Đơn Dương, công ty đã theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thủy văn; kịp thời cung cấp thông tin và phối hợp chặt chẽ với các Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, thông báo xả lũ kịp thời, vận hành hồ chứa sao cho giảm nhẹ tối đa ảnh hưởng đến hạ du, tổ chức cho người dân những phương án phòng tránh hữu hiệu...

Đặc biệt, công ty còn phối hợp với các cấp chính quyền địa phương thống nhất quy định hành lang bảo vệ, tuyên truyền; vận động người dân để bảo đảm dòng sông thông thoáng khi xả lũ, hạn chế thiệt hại về tài sản, vật chất, con người...

Nhằm tiếp tục bảo đảm công tác an toàn hồ đập thủy điện và cuộc sống của người dân vùng hạ du, năm 2017, công ty đã lập kế hoạch hiệu chỉnh các phương án phòng chống lũ lụt, trong đó, bổ sung kịch bản tương ứng với các mức lưu lượng xả qua tràn. Cụ thể, tiếp tục cùng chính quyền địa phương duy trì và đẩy mạnh tuyên truyền về công tác phòng chống và giải nguy thiên tai cho nhân dân; nâng cao chất lượng dự báo khí tượng thủy văn trong dự báo thời tiết nguy hiểm, có nguy cơ ảnh hưởng đến hồ chứa và hạ du. Bên cạnh đó, cần hoàn chỉnh hành lang pháp lý về thoát lũ, quy hoạch sử dụng đất cho hạ du các hồ chứa nước thủy điện, thủy lợi.

Hạ du hồ Đơn Dương là vựa rau lớn của miền Nam với hơn 24.500 ha, trong đó, có không ít diện tích canh tác ở bãi bồi, ven sông. Khi hồ thủy điện xả với lưu lượng nhỏ 50m3/s, có nguy cơ gây ảnh hưởng đến hoa màu và đến 100m3/s sẽ ảnh hưởng đến giao thông, hành lang thoát lũ. Vì vậy, việc vận hành hồ chứa phải tính toán hợp lý, chủ động.
TIN LIÊN QUAN
Quản lý thủy điện: An toàn, hiệu quả và bài học từ thực tiễn
Công ty Thủy điện Sông Tranh: Làm tốt công tác tuyên truyền
Thủy điện Việt Nam: Quá khứ - Hiện tại và Tương lai - Kỳ 1: Vai trò và sứ mệnh

分享到: