游客发表
发帖时间:2025-01-11 05:46:21
Vi phạm công bố thông tin,útdoanhnghiệplênsànchứngkhoákết quả giải vô địch úc hai doanh nghiệp bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt Doanh nghiệp lên sàn chứng khoán vẫn còn hạn chế |
Số lượng DN niêm yết trên sàn chứng khoán thời gian qua còn rất khiêm tốn. Ảnh: S.T |
Lý do ít doanh nghiệp lên sàn
Trong thời gian qua, số doanh nghiệp lên sàn chứng khoán còn rất hạn chế. Còn nhiều doanh nghiệp quy mô lớn đứng ngoài sàn với nhiều lý do khác nhau. Điều này khiến thị trường chứng khoán không có thêm hàng hóa mới, nhà đầu tư không có thêm lựa chọn để đầu tư.
Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ước tính hiện chỉ có xấp xỉ 2.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã đại chúng hóa, trong đó, có hơn 1.600 DN đang niêm yết, đăng ký giao dịch trên 3 sàn: HoSE (403 doanh nghiệp), HNX (332 doanh nghiệp) và UPCoM (865 doanh nghiệp). Từ đầu năm 2023 đến nay, số lượng DN đăng ký niêm yết cũng rất ít. Đơn cử, sàn HNX chỉ đón thêm 2 mã cổ phiếu chuyển sàn niêm yết bổ sung hơn 45,8 triệu cổ phiếu.
Theo đánh giá, bên cạnh nguyên nhân khách quan là khó khăn của kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước, những tiêu chí để trở thành DN niêm yết ngày càng được nâng cao thì còn xuất phát từ nguyên nhân chủ quan của các DN và các thành viên tham gia thị trường... Theo đó, đại dịch và sự bất ổn đã khiến các DN hiện tại đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn về đầu ra, hầu hết các DN đang chật vật để tồn tại, do đó bản thân DN chưa có điều kiện để tập trung các giải pháp đưa DN niêm yết trên sàn chứng khoán.
Lí giải cho câu chuyện có quá ít DN mới niêm yết trên thị trường chứng khoán trong thời gian qua nếu không muốn nói gần như bằng 0, ông Nguyễn Trung Đức, thành viên Ban Hỗ trợ, Hiệp hội DNVVN Việt Nam cho rằng, hiện nay, các DN đang tập trung để đầu ra phải được đảm bảo, kinh doanh phải tạo ra được dòng tiền để nuôi sống DN, sau đấy mới nghĩ đến tiến tới việc niêm yết chứng khoán, đạt được những yêu cầu tích cực của thị trường. “Khi các DNVVN ổn định được tình hình kinh doanh, dòng tiền của họ dương trở lại, nội tại công ty cũng tốt lên và việc tái cấu trúc để bộ máy hoạt động vững vàng, duy trì được nền tảng kinh doanh tốt thì đây mới là điều kiện để DN cân nhắc tiến tới câu chuyện đăng ký niêm yết trên thị trường chứng khoán nhằm có những giải pháp về vốn dài hạn, ổn định hơn”, ông Nguyễn Trung Đức chia sẻ.
Ông Đức cũng cho biết, Hiệp hội DNVVN hiện có hơn 65.000 DN thành viên, trong đó chỉ khoảng trên 1% là DN đã niêm yết hoặc đang trong giai đoạn tiến hành đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM để chuẩn bị niêm yết. Trên thị trường chứng khoán, phần lớn vốn hóa thị trường (khoảng 85%) đang rơi vào một nhóm DN lớn, còn nhóm DNVVN chỉ chiếm số lượng khiêm tốn. Nguyên nhân là vì điều kiện tiên quyết để đại chúng hóa, niêm yết là về vốn điều lệ.
Chia sẻ thêm nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng khan hiếm DN niêm yết trên thị trường, bà Trần Thị Lan Anh, Trưởng phòng tư vấn, Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam cho rằng, bản thân các DN đang chưa nắm rõ về lợi ích cũng như điều kiện để niêm yết trên sàn. Bên cạnh đó, về thực trạng một số DN quy mô lớn không có nhu cầu niêm yết trên sàn chứng khoán, bà Lan Anh cho rằng, trong thời gian qua, có một vài DN niêm yết có hoạt động thiếu minh bạch, đã làm ảnh hưởng tới uy tín của các DN niêm yết nói chung, do đó, các DN lớn ngại niêm yết do không muốn bị đánh đồng với các doanh nghiệp này. Đây là nguyên nhân chính của hiện trạng trên.
DN cần nhận thức rõ cơ hội và thách thức khi lên sàn chứng khoán
Còn theo ông Bùi Đình Như, Chủ tịch HĐQT Công ty Đầu tư và Tái cấu trúc DN Việt Nam, thực tế tư vấn cho các DN thời gian qua cho thấy, có nhiều DN đủ điều kiện trở thành công ty đại chúng nhưng lại chưa được chấp thuận. Nguyên nhân do những vấn đề DN gặp phải trong quá khứ như quá trình tăng vốn, các vấn đề về thu, báo cáo tài chính bị kiểm toán ngoại trừ… Ông Bùi Đình Như cho rằng, đây là những vấn đề thuộc về quá khứ, không thể thay đổi được, do đó chuyên gia này kiến nghị cơ quan quản lý có giải pháp để gỡ vướng cho các DN đó được lên sàn.
Ông Võ Thanh Tuấn, Trưởng phòng đăng ký chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết, theo thông lệ, trước khi lên sàn chứng khoán, DN phải trải qua các bước hoàn thiện hồ sơ. Đầu tiên, các DN phải đăng ký công ty đại chúng với UBCKNN, tiếp đó là đăng ký tại Trung tâm lưu ký và cuối cùng là đăng ký giao dịch và đăng ký niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán. “Hiện tại nhiều DN cũng như tổ chức phát hành chưa nắm bắt được các quy định khi đăng ký chứng khoán niêm yết. Các DN trước khi muốn lên sàn nên tìm hiểu trước các quy định. Trên cơ sở Luật Chứng khoán 2019, Nghị định 155/2020/NĐ-CP về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, Thông tư 119/2020/TT-BTC về việc quy định hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán của Bộ Tài chính... đều được xây dựng một cách kịp thời để đảm bảo sự phát triển của thị trường. Vì vậy, VSD luôn lắng nghe ý kiến của các thành viên tham gia thị trường để đảm bảo quyền lợi của DN cũng như giúp quá trình niêm yết diễn ra thuận lợi hơn”, ông Võ Thanh Tuấn cho biết.
Đại diện VSD cho biết thêm, trong khi xử lý các hoạt động và đăng ký chứng khoán cho các tổ chức phát hành, VSD luôn phối hợp cùng với các DN phát hành để đảm bảo việc đăng ký chứng khoán được hoàn tất trong thời gian sớm nhất. Cũng giống như các cơ quan quản lý, VSD mong muốn có nhiều DN thực hiện lên sàn chứng khoán một cách minh bạch, công bằng cho các nhà đầu tư. Khi tiếp nhận các hồ sơ đăng ký chứng khoán, VSD cố gắng trong thời gian sớm nhất để có thể hoàn tất việc đăng ký cho DN phát hành.
Để hỗ trợ DN tiến tới niêm yết trên sàn chứng khoán, ông Nguyễn Trung Đức cho biết, thời gian qua, Hiệp hội DNVVN đã đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là định hướng, hỗ trợ tư vấn pháp lý trong hoạt động kinh doanh cho các DN nhằm nâng cao khả năng về vốn, tiệm cận đến việc niêm yết trên thị trường chứng khoán. Hiệp hội cũng thường xuyên làm việc cơ quan quản lý nhà nước tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN trong hoạt động kinh doanh, huy động vốn với mong muốn làm sao để hỗ trợ DN củng cố nội lực, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa bán ra, gia tăng năng lực cạnh tranh để trong tương lai có thể đạt được quy định của Ủy ban Chứng khoán về niêm yết, đại chúng hóa.
Nhiều ý kiến cho rằng, muốn thúc đẩy DN lên sàn, cơ quan quản lý cần giúp DN nâng cao về tính minh bạch, giúp cho các DN hiểu ý nghĩa của sự lành mạnh, lâu dài và bền vững khi phát triển, đồng thời cũng phải truyền thông rộng rãi cho cộng đồng DN, để DN nhận thức rõ ràng được những cơ hội và thách thức khi lên sàn chứng khoán.
Tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp lên sàn chứng khoán thuận lợi
Trao đổi với Tạp chí Hải quan, ông Phan Quốc Huỳnh, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam (VASB) cho rằng, giải pháp để thúc đẩy DN lên sàn chứng khoán phải đến từ cả hai phía: DN và cơ quan quản lý nhà nước. Xin cho biết đánh giá của ông về sức khỏe của DN hiện nay và điều đó ảnh hưởng như thế nào tới tình hình DN lên sàn chứng khoán trong thời gian vừa qua? Trong 6 tháng đầu năm, số lượng DN mới niêm yết, đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán rất hạn chế, chỉ đếm trên đầu ngón tay với một vài DN. Nguyên nhân sâu xa đến từ cả sự chủ quan lẫn khách quan. Từ năm 2021 đến nay, tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng biến động dữ dội với nhiều sự kiện lớn nảy sinh, gây tác động đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Bức tranh thị trường bộc lộ nhiều mảng sáng, tối đan xen, trong đó, mảng tối dường như chiếm ưu thế. Kinh tế suy thoái, giảm lượng cung cầu, ách tắc trong vấn đề lưu thông hàng hóa đã dẫn tới sức khỏe của DN gặp nhiều khó khăn. Đối diện với những vấn đề đó, có thể các DN đang lo chống chọi với những khó khăn nội tại của mình nên việc lên sàn chứng khoán của DN cũng sẽ gặp nhiều hạn chế. Trong bối cảnh đó, việc lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng, những khúc mắc hiện nay trong quá trình DN lên sàn chứng khoán, làm sao để thúc đẩy quá trình đưa DN lên sàn, tạo thêm nhiều hàng hóa cho thị trường chứng khoán là điều rất cần thiết. Hiện nay, Đảng và Nhà nước, Chính phủ, Bộ Tài chính cũng đã nhận biết được những vấn đề khó khăn của DN, cho nên đã đưa ra nhiều chính sách lớn về tiền tệ, tài khóa nhằm hỗ trợ doanh nghiệp như giãn, giảm thuế, đẩy mạnh cung tiền tệ, đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu... Những chính sách đó đang thẩm thấu rất nhanh chóng vào thị trường và qua đó chúng ta đang tiến tới một sự phục hồi. Đây là những tín hiệu rất tốt cho sự phục hồi của các DN, của nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Đâu là những nguyên nhân chính tác động tới việc DN lên sàn, thưa ông? Cơ quan quản lý đã có sự hỗ trợ, thúc đẩy như thế nào đối với quá trình này? Cùng với nguyên nhân từ những khó khăn của nội tại các DN, hiện nay, các điều kiện lên sàn đang được kiểm soát chặt chẽ hơn, đòi hỏi chất lượng của DN phải tốt với báo cáo tài chính sạch sẽ, minh bạch, DN phải có lợi nhuận tối thiểu 2 năm… Tuy nhiên, sự trầm lắng về số lượng "tân binh" có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân DN đang rất chật vật đối phó với những khó khăn về tài chính để tồn tại. Nội tại sức khỏe của DN là nguyên nhân chính khiến tình trạng DN niêm yết trên sàn đang ở mức hạn chế như hiện nay. Để thúc đẩy DN đại chúng hóa, niêm yết và đăng ký giao dịch trên thị trường, tôi cho rằng Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các sở giao dịch đang tạo mọi điều kiện thuận lợi cho DN lên sàn, tạo điều kiện phát triển cho cộng đồng DN và nhà đầu tư, hướng đến lợi ích chung. Về chính sách, quy định đang rất rộng mở, hỗ trợ tối đa cho DN khi đăng ký niêm yết lên sàn. Một điểm rất mới hiện nay là các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán đang chủ động xuống từng địa phương để trao đổi, hướng dẫn DN lên sàn thay vì ngồi một chỗ và chờ DN đến để chọn lọc. Điều đó thể hiện sự quan tâm dành cho kênh dẫn vốn quan trọng hàng đầu hiện nay. Việt Nam hiện có hơn 900.000 DN, trong đó có khoảng 2.000 DN đại chúng, ông có đánh giá như thế nào về con số này? Ông bình luận gì về ý kiến cho rằng DN lên sàn còn hạn chế vì DN ngại lên sàn? Với nền kinh tế có 900.000 DN mà có gần 2.000 DN đại chúng (trong đó có 1.600 DN niêm yết) thì rất bình thường. So với tỷ lệ dân số, tỷ lệ mở tài khoản đã đạt 7% thì con số DN lên sàn như vậy đối với thị trường chứng khoán còn non trẻ như thị trường chứng khoán Việt Nam là điều hoàn toàn bình thường, không có gì bất thường cả. Hy vọng với đà này, các DN sẽ tiếp tục lên sàn chứng khoán sau khi vượt qua những khó khăn của các kỳ suy thoái mấy năm vừa qua để thị trường chứng khoán trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho DN. Tôi cho rằng, không phải DN nào cũng ngại lên sàn nhưng cũng có DN ngại lên sàn, do đó, có tình trạng DN đã niêm yết trên sàn sau đó lại hủy niêm yết. Vậy lý do mấu chốt của vấn đề này là gì? Thực ra, theo quy định của pháp luật, để lên sàn, DN cần một sự minh bạch về hoạt động, về chi tiêu, về tài chính và kiểm toán, minh bạch về thuế, về lợi nhuận và phải báo cáo định kỳ. Cho nên, nếu DN nào xác định được mình hoạt động minh bạch để hàng hóa được đưa lên sàn cho nhà đầu tư giao dịch, huy động vốn thì đây là một điều rất tốt. Còn những DN xác định không thể đáp ứng được điều đó, mà vẫn có thể chưa chỉn chu, chưa chuẩn mực thì buộc phải ra khỏi sàn hoặc tự mình ra khỏi sàn mà thôi. Hiện nay, chúng ta có quy định các DN sau cổ phần hóa phải lên sàn chứng khoán nhưng trên thực tế quy định này chưa được thực thi hiệu quả. Theo ông, cần có giải pháp nào để đẩy nhanh quá trình này? Đây là vấn đề nóng và Bộ Tài chính cũng đã làm rất quyết liệt, trong đó, đã có sự đốc thúc, xử phạt. Theo quy định, sau khi cổ phần hóa thì các DNNN phải tiến hành niêm yết trên sàn HNX hoặc HoSE, hoặc nếu không niêm yết trên hai sàn này thì phải niêm yết trên sàn UPCoM. Việc các DN này chậm lên sàn có nhiều lí do, có thể vì chưa tìm được sự đồng thuận trong ban lãnh đạo, giữa các cổ đông lớn, hoặc có thể họ đang nghe ngóng thị trường vì có những thời điểm thị trường chưa tốt, có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu... Tôi cho rằng, để thúc đẩy việc các DNNN sau cổ phần hóa thì Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần có chế tài mạnh hơn, buộc DN phải lên sàn theo quy định. Vậy theo ông, giải pháp để thúc đẩy DN lên sàn chứng khoán là gì? Theo tôi, giải pháp để thúc đẩy DN lên sàn chứng khoán phải đến từ cả hai phía. Trước hết, trên thị trường chứng khoán chúng ta hiện có 3 sàn để DN đưa cổ phiếu lên giao dịch gồm: Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE), Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và sàn UPCoM. Muốn giao dịch được thì mỗi sàn có những tiêu chí nhất định. Ví dụ, sàn HoSE đòi hỏi về lượng vốn hóa và các chỉ tiêu về lợi nhuận cao hơn sàn HNX. Trong khi đó, sàn UPCoM là một bước để sau khi trở thành DN đại chúng thì DN đưa cổ phiếu lên đó để chuẩn bị có thể lên sàn HoSE hoặc HNX. Như vậy, đây là câu chuyện của cả hai bên, một bên là cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các sở giao dịch chứng khoán, một bên là DN. Bản bản thân DN cũng phải chuẩn bị đầy đủ hành trang để trở thành công ty đại chúng và lên sàn chứng khoán. Còn về phía Ủy ban Chứng khoán, tôi cho rằng cơ quan này đang hết sức cải tổ công tác quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán. Theo đó, một là, tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động vi phạm để thanh lọc thị trường tốt hơn. Hai là, tăng cường công tác nghiệp vụ để phục vụ cho các DN như chuẩn bị làm đại chúng, lên sàn chứng khoán. Có thể từ trước đến nay chúng ta quy định chưa được chặt chẽ, bây giờ Ủy ban Chứng khoán làm chặt chẽ hơn, khiến chúng ta cảm thấy khó khăn, nhưng suy cho cùng thì tất cả đều hướng tới một thị trường minh bạch và có chất lượng cổ phiếu cao hơn, tốt hơn cho nhà đầu tư. Trân trọng cảm ơn ông! Hoài Anh(thực hiện) |
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接