当前位置:首页 > Thể thao > 【tip soi kèo】Ước vọng về ngày thơ giữa đại dịch corona

【tip soi kèo】Ước vọng về ngày thơ giữa đại dịch corona

2025-01-25 21:19:40 [Thể thao] 来源:Empire777

Năm nay,Ướcvọngvềngythơgiữađạidịtip soi kèo ngày thơ không tổ chức để đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona gây ra. Dù có chút buồn, nhưng các nhà thơ đều đồng tình và có những cách chia sẻ, gặp gỡ về niềm yêu thơ và kỳ vọng trong năm 2020.

Nhà thơ Lê Hồng

- Với cương vị là người sáng tác, tôi cần phải có nhiều trải nghiệm. Từ nhu cầu của chính bản thân mình, giúp tôi hiểu hơn về nghiệp viết, phải đi nhiều, tìm chất liệu từ cuộc sống để thổi hồn cho những sáng tác. Từ đó, tôi ủng hộ anh em đi sáng tác, tận dụng mọi cơ hội để hỗ trợ họ lăn xả vào cuộc sống để tìm chất liệu cho những sáng tác của mình.

Với cương vị là Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, tôi quyết tâm vực dậy câu lạc bộ thơ ca trong năm 2020 này, để những người yêu thơ của Hậu Giang có cơ hội giao lưu, gắn kết, chia sẻ những tác phẩm mới; tổ chức giao lưu đến các trường THPT trên địa bàn tỉnh tìm kiếm, phát hiện những nhân tố mới. Cùng với đó, sẽ tiếp tục tạo điều kiện để anh em văn nghệ sĩ được đi thực tế sáng tác nhiều hơn, từ 4 đến 5 chuyến sáng tác ngoài tỉnh và 8 chuyến đến các huyện, thị, thành trong tỉnh…

Nhà thơ Huỳnh Thị Nguyệt

- Mỗi năm, cứ đến ngày này là tôi lại nôn nao để được gặp bạn bè, đồng nghiệp, được chia sẻ những bài thơ mới, ý tưởng mới. Năm nay, có một chút buồn, nhưng không sao, những bạn thơ của tôi sẽ ngồi lại cùng nhau để hàn huyên. Năm qua, vì sức khỏe không tốt, nên tôi viết không nhiều. Tuy nhiên, tôi vẫn dõi theo đồng nghiệp, đọc, xem nhiều thông tin trên báo, đài, đi thực tế sáng tác khi sức khỏe cho phép để nuôi dưỡng cảm xúc…

Năm nay, tôi quyết tâm sẽ thâm nhập thực tế nhiều hơn, để lắng nghe thanh âm cuộc sống, để cảm nhận sự đổi thay của quê hương và thể hiện bằng tất cả tình yêu của người con đối với quê hương, xứ sở. Tôi vẫn trung thành với đề tài về quê hương, về tình yêu đôi lứa, nghiền ngẫm về những vấn đề nóng của xã hội để chia sẻ những góc nhìn của riêng mình…

Nhà thơ Kim Hương

- Là giáo viên dạy văn, trong những năm qua tôi luôn chăm chút cho học trò của mình, chỉ dẫn về cách hành văn, chia sẻ cách gieo vần, nuôi dưỡng và thể hiện cảm xúc; tìm kiếm và phát hiện những em có năng khiếu để động viên, tiếp sức. Chính những cảm xúc hồn nhiên của các em, những trải nghiệm của tôi về cuộc sống gia đình, cuộc sống trên quê hương thứ hai rất đẹp, rất thơ này, mà tôi tìm đến với những sáng tác nhiều hơn. Tôi bắt đầu viết những lúc cảm xúc dâng tràn, nhưng rất ngại chia sẻ, chỉ tự mình đọc và thưởng thức. Rồi một dịp tình cờ, có một nhà thơ tiền bối ở TP.HCM đọc khi tôi chia sẻ trên trang cá nhân của mình và nhận xét chân thành, tôi mạnh dạn viết nhiều hơn. Thế nhưng, để gọi là nhà thơ thì ngại lắm, chỉ xin gọi là một người yêu thơ, tìm vào thơ để ghi lại những cảm xúc của mình về cuộc sống, về tình yêu, về quê hương.

Những sáng tác ngoài việc gởi cho tạp chí văn nghệ trong tỉnh, tôi mạnh dạn gởi thêm một số tạp chí, báo văn nghệ… ở nhiều nơi. Mỗi khi được khen, chê, tôi đều tiếp nhận và khắc phục để cách sử dụng câu từ ngày càng mượt mà, thể hiện được hết cảm xúc và hình ảnh cũng đẹp hơn, trọn vẹn hơn. Tôi mong ước có một tập thơ riêng và đang quyết tâm để thực hiện trong năm 2020 này…

Nhà thơ Nguyễn Anh Mỹ

- Tôi là người con xứ Nghệ. Các con tôi vào Nam lập nghiệp, nên tôi vào cùng con, từ đó, tôi có thêm nhiều cảm xúc về vùng đất mới cho những sáng tác của mình. Sáng tác của tôi là những cảm nhận về cuộc sống, con người, những đổi thay của quê hương. Tâm hồn nhạy cảm của một nhà thơ đã cho tôi cảm nhận qua những trải nghiệm thực tế. Từ đó, làm nên những vần thơ để sẻ chia cùng các bạn thơ, chuyển tải những cảm xúc, nỗi trăn trở, suy tư, tình cảm của mình với gia đình, với quê hương đất nước.

Tôi đã 77 tuổi rồi, nhưng vẫn gắng sáng tác. Càng đi, càng viết, được sinh hoạt cùng mọi người, tôi thấy mình như trẻ ra, năng lượng cũng dạt dào hơn. Tôi quyết tâm năm nay sẽ tập hợp lại những sáng tác của mình để làm một tập thơ, xem như tổng kết cả mấy mươi năm yêu thơ và hết lòng với thơ.

Nhà thơ Hữu Trọng

- So với các anh chị em sáng tác, tôi còn khá non trẻ. Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh là nơi tôi được học và chia sẻ cùng mọi người những ý tưởng mới, những vần thơ còn ngập ngừng, thể hiện cảm xúc chưa trọn vẹn, để ngày càng hoàn thiện mình.

Năm 2019, tác phẩm “Bác ơi” của tôi đã được giải thưởng cao tại Giải thưởng sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2019 của tỉnh, càng tạo động lực, nhưng cũng khiến tôi suy nghĩ nhiều hơn từ cách chọn đề tài và thể hiện. Tôi thấy mình có trách nhiệm hơn, không chỉ cố gắng viết những tác phẩm hay, phản ánh sự đổi thay của quê hương, mà còn tìm và gắn kết những tâm hồn đồng điệu, nhất là những bạn trẻ. Tôi đã làm việc này trong thời gian qua với những bạn trẻ yêu thơ, hiện đang học tại các trường THPT trong tỉnh, để chia sẻ, động viên, học hỏi lẫn nhau, làm cho bút lực ngày càng sâu sắc, có sức hút hơn.

Bài, ảnh: VĨNH TRÀ

(责任编辑:La liga)

推荐文章
热点阅读