当前位置:首页 > Cúp C1

【brest – toulouse】Chiến lược mới của Mỹ tại Afghanistan: Tập trung chống khủng bố

Tình hình an ninh tại Afghanistan những ngày gần đây trở nên bất ổn và vô cùng phức tạp. Đây cũng chính là lý do để Mỹ muốn đưa quân quay lại quốc gia châu Á này với mục tiêu chống khủng bố.

Lính Mỹ ở Afghanistan. Ảnh: DUFFEL BLOG

TheếnlượcmớicủaMỹtạiAfghanistanTậptrungchốngkhủngbốbrest – toulouseo đó, Mỹ cử quân tới quốc gia châu Á này không phải để “thiết lập dân chủ” tại đây mà mục đích chính là để tiêu diệt khủng bố. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra lập trường trên khi công bố chiến lược mới của Mỹ tại Afghanistan. Ông Trump đặc biệt nhấn mạnh nếu chỉ sử dụng duy nhất sức mạnh quân sự sẽ không mang lại hòa bình cho Afghanistan, song việc triển khai các lực lượng liên minh tại đây là nhằm tạo điều kiện cho một tiến trình chính trị để đạt được hòa bình lâu dài.

Tuy nhiên, ông Trump cũng cho rằng mối đe dọa an ninh mà Mỹ đang phải đối mặt ở Afghanistan và cả khu vực là rất lớn, nhưng nếu rút hoàn toàn quân khỏi Afghanistan sẽ tạo ra “một khoảng trống” để các phiến quân hoạt động thì hậu quả khó lường. Ông nêu rõ các lực lượng Mỹ tại quốc gia châu Á này có thêm nhiệm vụ chống các nhóm phiến quân và tội phạm. Quyết tâm của Mỹ là sẽ chiến đấu để giành được thắng lợi mặc dù lãnh đạo Nhà Trắng không đưa ra thời gian cụ thể cho sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Afghanistan, cũng như từ chối công bố kế hoạch triển khai thêm binh sĩ tới chiến trường này. Tuy nhiên, theo một số quan chức Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã ủy nhiệm cho Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis phụ trách kế hoạch triển khai thêm khoảng 3.900 binh sĩ, góp mặt cùng với 8.400 binh sĩ Mỹ hiện đang đồn trú tại Afghanistan.

Bên cạnh đó, ông Trump cũng bày tỏ mong muốn Ấn Độ tăng cường hỗ trợ Afghanistan, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế và phát triển đất nước. Quan điểm này nhận được sự ủng hộ của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Ấn Độ sẽ là một đối tác quan trọng trong nỗ lực đảm bảo hòa bình và ổn định tại khu vực Nam Á và Mỹ hoan nghênh sự đóng góp của New Delhi nhằm hỗ trợ Kabul trong quá trình hiện đại hóa chính trị và kinh tế.

Kể từ cuối năm 2014, sau khi lực lượng quốc tế do Mỹ đứng đầu kết thúc sứ mệnh chiến đấu tại đây và chỉ duy trì khoảng 13.000 quân để đào tạo lực lượng Afghanistan chống khủng bố, thì nhiều tổ chức khủng bố đã thiết lập mạng lưới tại nước này. Để đối phó với tình hình trên, các lực lượng an ninh Afghanistan đã tăng cường các chiến dịch an ninh trên cả nước, truy quét phiến quân Taliban cũng như các tay súng Hồi giáo cực đoan. Tuy nhiên, tình hình bất ổn chẳng những không giảm mà còn phức tạp hơn. Chính lý do này đã khiến Mỹ đề ra chiến lược mới tại Afghanistan, với nhiều khả năng sẽ tăng thêm quân.

Hiện Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đang bị chỉ trích quyết liệt khi công bố chiến lược mới tại Afghanistan. Giới chức Mỹ vẫn đang chia rẽ về việc nước này có nên rút toàn bộ binh lính ở Afghanistan hay vẫn giữ nguyên quân số ở mức 8.400 cũng như tăng hoặc giảm số lượng để tập trung vào cuộc chiến chống khủng bố.

Giới quan sát nhận định, cho dù Mỹ có tăng thêm quân hiện diện ở Afghanistan thì tình hình an ninh ở quốc gia châu Á này cũng khó được cải thiện. Bởi lẽ ngoài phiến quân Taliban, tại quốc gia này vẫn còn nhiều tổ chức khủng bố khác cùng hoạt động. Hơn thế nữa, hơn chục năm nay, những tổ chức khủng bố này đã ăn sâu, mọc rễ tại đây nên không dễ xóa đi trong ngày một ngày hai.

16 năm kể từ khi Mỹ tấn công quân sự vào Afghanistan với tuyên bố chống khủng bố, cuộc chiến của Mỹ ở đất nước này đến nay vẫn chưa kết thúc. Theo thống kê, chỉ tính từ đầu năm đến nay đã có hơn 2.500 cảnh sát và binh lính Afghanistan bị thiệt mạng trong các cuộc giao tranh. Bộ Ngoại giao Nga, mới đây cho rằng Matxcơva không tin rằng chiến lược mới ở Afghanistan của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ dẫn tới bất cứ thay đổi tích cực đáng kể nào ở quốc gia châu Á này.

 

HN tổng hợp

分享到: