游客发表
Phát biểu trước chuyến thăm,ổngthốngMỹcôngduTrungĐôsoi kèo han quốc Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes cho biết, đây là chuyến thăm rất quan trọng nhằm gửi tới Israel một thông điệp mạnh mẽ rằng mối quan hệ đồng minh truyền thống Washington - Tel Avivs là không thể lay chuyển và không thể phá vỡ. Mỹ đã và luôn cam kết bảo vệ an ninh cho quốc gia này.
Tuy nhiên theo nhìn nhận của dư luận Mỹ, chuyến thăm này dường như chỉ mang tính biểu tượng nhiều hơn là thực chất khi mà nó diễn ra chưa đầy 48 tiếng đồng hồ sau khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thành lập xong chính phủ liên hiệp trong bối cảnh quyền lực suy yếu đáng kể sau cuộc bầu cử hồi tháng 1-2013.
Theo kế hoạch, sau Israel, Tổng thống Obama sẽ tới thăm khu Bờ Tây ở Palestine, nơi ông sẽ có các cuộc hội đàm với Tổng thống Mahmoud Abbas và các nhà lãnh đạo khác của Palestine trước khi bay sang Jordani để hội đàm với Quốc vương Abdullah về hàng loạt các vấn đề trong khu vực. Ngoài ra, ông cũng sẽ quay lại Jurusalem vào ngày 23-3 để xúc tiến nối lại các cuộc hòa đàm Trung Đông vốn bị đình trệ từ hai năm nay.
Rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra xung quanh chương trình nghị sự của ông Obama với mong muốn giải mã phần nào mục đích chuyến thăm đang được rất nhiều người mong đợi này.
Về hồ sơ hạt nhân Iran, cả Mỹ và Israel đều nhất trí cho rằng Iran không được phép sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng điều quan trọng nhất là hai nước đồng minh này lại bất đồng trong vấn đề khi nào thì cần can thiệp quân sự nếu các biện pháp ngoại giao thất bại. Năm ngoái, ông Netanyahu đã vạch ra "giới hạn đỏ" đối với chương trình hạt nhân của Iran khi nói rằng, Tehran không được phép sở hữu 240 kg urani làm giàu trên 20% nếu không muốn phải đối mặt với cuộc chiến phá hủy các cơ sở hạt nhân của nước này.
Theo tính toán của Tel Avivs, Iran sẽ có đủ lượng urani chế tạo bom hạt nhân vào mùa xuân hoặc mùa hè năm nay, sớm hơn nhiều so với dự đoán của Washington. Vì vậy, để trấn an đồng minh, Washington đã phải nhắc lại cam kết là "mọi lựa chọn vẫn ở trên mặt bàn" và rằng các bên cần phải tiếp tục kiên nhẫn đợi các lệnh trừng phạt và các biện pháp ngoại giao phát huy hiện quả.
Về tiến trình hòa bình Trung Đông, mặc dù không đưa ra quá nhiều nhận định lạc quan về khả năng hâm nóng tiến trình đàm phán đã nguội lạnh từ hơn hai năm nay, song điều đó không có nghĩa ông Obama sẽ không thúc ép cả Israel và Palestine trở lại bàn đàm phán.
Trước thềm chuyến công du, Tổng thống Obama đã nói với các nhà lãnh đạo cộng đồng Do Thái trong nước rằng ông không có ý định đưa ra một "kế hoạch hòa bình lớn" trong chuyến thăm Trung Đông lần này, nhưng ông cũng không loại trừ khả năng sẽ đưa ra sáng kiến mới trong 6 tháng đến 1 năm tới.
Sở dĩ ông Obama phải đưa ra những kế hoạch thận trọng như vậy là vì chính phủ liên hiệp mới của ông Netanyahu chủ yếu gồm các nhân vật ủng hộ mạnh mẽ việc xây dựng các khu định cư Do Thái, điều đã từng "giết chết" các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Israel và Palestine suốt từ năm 2010 đến nay và cũng là vấn đề trung tâm gây ra nhiều bất đồng lâu nay giữa ông Netanyahu và ông Obama.
Một nội dung quan trọng khác không thể không nhắc tới là việc hai bên cài đặt lại quan hệ sau một thời gian ác cảm, nghi kỵ lẫn nhau. Trước đó, những người ủng hộ ông Netanyahu cáo buộc Tổng thống Obama ngả về phía Palestine khi yêu cầu Israel phải nhượng bộ trong vấn đề khu định cư.
Trong khi đó, những người ủng hộ Tổng thống Obama cho rằng ông Netanyahu đã can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012, công khai ủng hộ ứng cử viên của đảng Cộng hòa Mitt Romney. Việc ông Obama không tới thăm Israel trong nhiệm kỳ đầu, trong khi lại có thời gian tới Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng là nguyên nhân khiến nhiều người dân Israel tức giận.
Vũ Hà
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接