当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【keo 3/4 la j】Tiếng Pháp và tiếng Nhật trong trường học: Có còn sức hấp dẫn?

Một số trường vẫn duy trì môn tiếng Pháp,ếngPhápvàtiếngNhậttrongtrườnghọcCócònsứchấpdẫkeo 3/4 la j Nhật trong trường học

Nhiều trường tuyển không đủ chỉ tiêu

Không “vơ đũa cả nắm” nhưng chính lãnh đạo ở những trường có tiếng Pháp là ngoại ngữ 1 đã than phiền, khá nhiều phụ huynh muốn con học ở các trường trung tâm thành phố nên đăng ký vào lớp có học tiếng Pháp. Các em sẽ được vào học mà không phải lăn tăn có đúng tuyến hay không. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn, họ lại làm đơn xin cho con mình ra học những lớp có một ngoại ngữ với lý do chương trình nặng, khó theo kịp.

Theo thầy giáo Đoàn Quý, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Lợi, mỗi năm trường có chỉ tiêu tuyển 70 em, nhưng trong 4 năm lại đây, phụ huynh không mặn mà cho con học tiếng Pháp. Việc học sinh học ngoại ngữ Pháp xin ra lớp chỉ học tiếng Anh rất khó giải quyết, vì chương trình này được Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý. Thế nên, trong chương trình học, nhà trường phải điều chỉnh các tiết học tiếng Pháp phù hợp với nhu cầu của học sinh. 

Cô Đoàn Thị Hồng Thái, Hiệu trưởng Trường THCS Phan Sào Nam cho biết: Toàn TP có nhiều trường có dạy tiếng Nhật nên các em có thể học môn ngoại ngữ mình thích ngay tại địa phương. Hàng năm chỉ tiêu tuyển sinh 2 lớp là 80 em, nhưng năm lớp 6 vừa qua thì tuyển chưa đủ chỉ tiêu. Phụ huynh vẫn thích cho con em học tiếng Nhật và tiếng Anh. Chất lương giáo viên tiếng Nhật được đào tạo có trình độ, đúng chuyên ngành.

Theo lý giải của nhiều phụ huynh, điều này là do đầu ra chưa đáp ứng được mong đợi. Anh Nguyễn Đình Dũng, phụ huynh có con học tiểu học cho biết: Tôi cho con học hai ngoại ngữ chỉ vì trường học gần cơ quan tiện đưa đón. Tuy nhiên, khi học hai ngoại ngữ, cháu tỏ ra đuối sức, không chuyên được ngoại ngữ nào. Thế nên, bước sang bậc THCS, tôi không chọn trường có dạy tiếng Pháp nữa mà cho con học đúng tuyến và chuyển sang đầu tư học tiếng Anh. Hơn nữa, tôi thấy học tiếng Pháp khi ra trường khó có cơ hội tìm kiếm việc làm hơn học ngoại ngữ khác.

Ở  Huế, khoảng hơn 10 trường ở các cấp có tiếng Pháp, tiếng Nhật là ngoại ngữ 1. Nhiều phụ huynh cho con em mình làm quen với tiếng Anh ngay từ đầu cấp tiểu học nên đến lớp 6, ít học sinh nào chịu chọn học tiếng Pháp. Thế nên, ở các cấp THPT, có trường tuyển học sinh học tiếng Pháp khá chật vật khi phải hạ chỉ tiêu khá thấp. Thậm chí, đội tuyển đi thi học sinh giỏi môn tiếng Pháp hàng năm vẫn khá thưa thớt.

Nhiều học sinh không còn mặn mà môn tiếng Pháp, Nhật

Cần có chính sách khuyến khích

Việc không nhiều học sinh học tiếng Pháp, tiếng Nhật được các trường lý giải do thiếu sự hỗ trợ từ các đối tác trong các dự án giảng dạy tăng cường ở bậc tiểu học, trung học và đại học. Sự xuất hiện của các ngôn ngữ khu vực và ngôn ngữ quốc tế mới có ảnh hưởng lớn và đang có nhiều sức hút. Các vấn đề nội tại của việc giảng dạy tiếng Pháp, tiếng Nhật ở tất cả các cấp học liên quan đến trình độ của giáo viên, phương pháp giảng dạy và sách giáo khoa, cũng như việc thiếu sự thích ứng của các chương trình đào tạo với nhu cầu của thị trường.

Theo ông Nguyễn Phú Thọ, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Quốc Học, muốn tăng giá trị của ngôn ngữ  tiếng Pháp, tiếng Nhật trong giảng dạy cần cải tiến phương pháp giảng dạy; ký kết hợp tác với các trường ở Pháp để đưa học sinh trong trường sang du học với nhiều suất học bổng toàn phần. Có như vậy, học sinh mới có động lực để phấn đấu cho môn học mà mình đã chọn.

Xu hướng phổ biến trong giai đoạn hiện nay ở Huế đối với tiếng Pháp, tiếng Nhật là ngoại ngữ 2, đồng thời cố gắng duy trì hoặc hạn chế việc cắt giảm tiếng Pháp là ngoại ngữ 1 trong các trường học trước đây có giảng dạy tiếng Pháp. Cụ thể, Trường THPT Hai Bà Trưng khuyến khích và cộng điểm cho học sinh nếu đăng ký học tiếng Pháp. Trường THCS Trần Cao Vân, Trường THPT chuyên Quốc Học đã ký kết với các trường phổ thông ở Pháp nhằm giao lưu văn hóa, giúp các em mở rộng tầm nhìn và yêu thích với môn học hơn.

Để khuyến khích phong trào học tiếng Pháp, tiếng Nhật ngành GD&ĐT nên có định hướng dài hơi cho học sinh cũng như các bậc phụ huynh. Không chỉ dừng lại ở việc được học mà cần có chính sách khuyến khích liên tục trong các trường phổ thông và cả bậc đại học. Hơn nữa, mỗi phụ huynh cần xác định rõ động cơ học tập của con em ngay từ đầu để có sự đầu tư thích đáng, tránh lãng phí công sức, thời gian cho con em mình.

Bài, ảnh: Huế Thu

分享到: