Các vụ việc này khiến những người đang sử dụng tài khoản ATM phải giật mình,ếptụccảnhbáolộlọtbảomậtthôngtinkháchhàngtrêthứ hạng của millonarios bởi họ cũng không biết lúc nào, mình lại trở thành nạn nhân của các đối tượng trên…
Bỗng dưng bị mất tiền trong tài khoản ATM ở Lâm Đồng
Theo báo cáo của Phòng Cảnh sát hình sư, Công an tỉnh Lâm Đồng gửi Cục Cảnh sát hình sự, đơn vị đã nhận được văn bản của một ngân hàng về tình hình tội phạm làm thẻ ATM giả để rút tiền của khách hàng. Chỉ trong vòng 3 ngày, từ ngày 22 đến 25/4, 13 khách hàng của ngân hàng này không tiến hành giao dịch rút tiền nhưng trong tài khoản bị trừ tiền với tổng số tiền là hơn 202 triệu đồng. Sau đó, 13 khách hàng đã thông báo cho phía ngân hàng biết để xử lý. Qua trao đổi với Trung tâm thông tin thẻ trực thuộc ngân hàng thì có 1 đối tượng đã dùng thẻ ATM giả với đầy đủ các thông tin của 13 khách hàng nêu trên để tiến hành rút tiền tại các máy ATM tại khu vực phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP Hồ Chí Minh. Đối tượng rút tiền ở cây ATM thường vào ban đêm, từ 23h trở đi. Các thông tin về khách hàng bị đối tượng lấy cắp thông qua trụ ATM đặt tại phường 1, TP Đà Lạt (Lâm Đồng).
Tiến hành điều tra, cơ quan Công an phát hiện, vào đầu tháng 4/2014, tại TP Phan Thiết (Bình Thuận) có hai đối tượng sử dụng phương thức skimming (gồm 2 thiết bị, 1 thiết bị có hình dạng giống với bàn phím của máy ATM, 1 thiết bị đầu đọc thông tin thẻ ATM, hai thiết bị này được đối tượng chồng lên thiết bị chính của máy) nhằm thu thập thông tin và mật khẩu đăng nhập của khách hàng sử dụng thẻ ATM của một ngân hàng khác.
Công an tỉnh Bình Thuận đã xác định được 2 đối tượng liên quan đến vụ việc trên là Svetlomir Sabev, 33 tuổi và Moveseyan Karenserop, 32 tuổi, quốc tịch Bulgaria. Hai đối tượng trên nhập cảnh vào Việt Nam vào ngày 7/12/2013 và 3/4/2014. Qua đối chiếu tài liệu thu thập được, cơ quan Công an đã xác định, đối tượng rút tiền trong tài khoản của 13 khách hàng tại Lâm Đồng có đặc điểm nhận dạng tương đồng với đối tượng Moveseyan Karenserop. Tuy nhiên, khi cơ quan điều tra đang trong quá trình xác minh, tìm nơi tạm trú của hai đối tượng trên thì được biết, lần lượt vào ngày 21/4 và 11/5, hai đối tượng trên đã xuất cảnh khỏi Việt Nam qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất.
Đối tượng người Trung Quốc bị Công an Hà Nội bắt giữ vì lấy trộm thông tin tài khoản của chủ thẻ ATM là người Việt Nam. |
Phải sử dụng máy ATM có tính bảo mật cao
Đây không phải là lần đầu xuất hiện tình trạng các đối tượng sao chép dữ liệu của khách hàng khi đến rút tiền tại các cây ATM, sau đó làm thẻ giả để rút tiền của họ. Ngoài thủ đoạn này, bọn tội phạm còn sử dụng một số thủ đoạn khác nhằm đánh cắp thông tin của chủ thẻ, như: lắp máy camera để đọc trộm mật khẩu của khách hàng; đột nhập vào hệ thống dịch vụ thanh toán qua mạng của hệ thống ngân hàng để lấy thông tin; giả danh ngân hàng gửi mail yêu cầu cung cấp thông tin về chủ thẻ...
Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, các ngân hàng hiện nay sử dụng nhiều loại máy ATM với thiết bị, công nghệ khác nhau. Những máy ATM mới trang bị đã được cài đặt phần mềm, thiết bị chống sao chép dữ liệu (Anti skimming); còn những máy ATM có từ trước, đặc biệt loại máy ATM lắp xuyên tường, dễ bị sao chép lấy trộm dữ liệu. Còn theo các chuyên gia về tội phạm sử dụng công nghệ cao, một trong những giải pháp hạn chế việc bị đánh cắp thông tin là sử dụng thẻ ATM công nghệ chip theo chuẩn EMV, do thông tin trên thẻ được mã hóa, tội phạm không thể sao chép ra thẻ ATM trắng để ăn cắp tiền. Tuy vậy, công nghệ này hiện nay sử dụng trong nước không nhiều bởi chi phí cao gấp 10 lần so với phát hành thẻ băng từ. Còn nếu sử dụng thẻ ATM băng từ thì đầu đọc thẻ ở các máy ATM cũng phải được nâng cấp, cụ thể phải lắp thêm một thiết bị chống sao chép dữ liệu…
Thiếu tướng Nguyễn Hùng Lĩnh, Cục trưởng Cục An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư thuộc Tổng cục An ninh II cho biết, hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, tội phạm công nghệ cao trên lĩnh lực ngân hàng ngày càng gia tăng, với nhiều phương thức, thủ đoạn mới tinh vi, phức tạp và phạm vi hoạt động xuyên quốc gia. Một trong những thủ đoạn của bọn chúng là đánh cắp thông tin tài khoản của khách hàng (không chỉ ở Việt Nam, mà ở tất cả các ngân hàng trên thế giới) để rút trộm tiền hoặc làm thẻ thanh toán giả để rút tiền qua hệ thống máy ATM, máy POS của các ngân hàng.
Để góp phần phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động của tội phạm công nghệ cao, trước hết mọi tổ chức và công dân phải chấp hành các quy định cùa pháp luật có liên quan, những thông tin cảnh báo của cơ quan chức năng; các ngân hàng phải tăng cường hệ thống bảo mật thông tin, bịt kín những lỗ hồng bảo mật để hạn chế đến mức thấp nhất khả năng hacker có thể xâm nhập lấy cắp thông tin tài khoản của khách hàng. Đối với khách hàng, phải nâng cao khả năng tự bảo vệ mình, thường xuyên kiểm tra diễn biến tài khoản; không tiết lộ thông tin tài khoản cho bên thứ ba để tránh bị đánh cắp thông tin; khi phát hiện dấu hiệu tài khoản bị xâm nhập hoặc thông tin bị tiết lộ thì phải liên hệ ngay với ngân hàng để có biện pháp phong tỏa tài khoản, ngăn chặn việc bị rút trộm tiền. Khi phát hiện có dấu hiệu nghi vấn tội phạm thì ngân hàng và các tổ chức, cá nhân cần liên hệ ngay với cơ quan Công an để phối hợp xác minh, xử lý.
Theo ông Nguyễn Văn Thắng - Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực (Vietinbank), nâng cao chất lượng dịch vụ là vấn đề đặt ra cho tất cả các ngân hàng, nhất là trong bối cảnh các ngân hàng, các tổ chức tài chính ngày càng cạnh tranh gay gắt trong một thị trường tài chính sôi động. Và một trong những khía cạnh của việc nâng cao chất lượng dịch vụ cho máy ATM là đảm bảo sự an toàn, nâng cao tính bảo mật khi khách hàng sử dụng giao dịch tại máy ATM. Một nghiên cứu cho thấy, khoảng 90% khách hàng cảm thấy an toàn hơn khi được sử dụng các máy ATM có các biện pháp bảo mật, phòng ngừa kẻ gian. Rất nhiều ngân hàng trên thế giới đã và đang áp dụng những tiến bộ của công nghệ để phòng ngừa rủi ro cho chính ngân hàng, cũng như nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của mình.
Nhìn chung, các ngân hàng lớn trên thế giới đều triển khai các máy ATM có bàn phím được mã hóa theo chuẩn PCI (Payment Card Industry ) của “Ủy ban các chuẩn mực bảo mật quốc tế”. Tức là, các máy ATM được thiết kế bàn phím hỗ trợ việc phản ứng lại những nỗ lực giả mạo hoặc ăn cắp thông tin, cùng các đặc tính bảo mật bổ sung trong phần mềm điều khiển. Ngoài ra, nhiều ngân hàng khác cũng ứng dụng thêm những tiến bộ mới của công nghệ nhằm gia tăng tính bảo mật hơn nữa cho máy ATM.
Dự báo, cùng với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế, tội phạm ngoại sử dụng công nghệ cao đã và sẽ ngày càng có xu thế xâm nhập nhiều vào Việt Nam để phạm tội. Chúng có rất nhiều thủ đoạn và sẽ tìm mọi cách để phát hiện những lỗ hổng bảo mật của hệ thống ngân hàng nhằm trộm cắp tiền của các khách hàng. Thiết nghĩ, các ngân hàng cần nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt cần nâng cấp hệ thống các máy ATM để đảm bảo an toàn, nâng cao tính bảo mật cho khách hàng. Bởi chính việc gia tăng chất lượng dịch vụ tại máy ATM sẽ giúp các ngân hàng có thêm được một nguồn vốn huy động đáng kể.
Theo Công An Nhân Dân