游客发表
发帖时间:2025-01-25 19:25:44
10 mặt hàng có nguy cơ bị Hoa Kỳ áp biện pháp chống lẩn tránh,ếnnghịbổsungchínhsáchchốnggianlậnxuấtxứtỉ số mu mc gian lận xuất xứ | |
Bổ sung quy định về thời gian gia hạn hàng hóa tạm nhập tái xuất | |
Hải quan TPHCM chống gian lận xuất xứ hiệu quả |
Công chức Cục Hải quan cửa khẩu Tịnh Biên kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. Ảnh: T.H |
Vướng mắc xác định công đoạn gia công, chế biến, lắp ráp đơn giản
Theo Tổng cục Hải quan, một vướng mắc hiện nay liên quan đến xác định công đoạn gia công, chế biến, lắp ráp đơn giản quy định tại khoản 11, khoản 13 Điều 3 và khoản 6 Điều 9 Nghị định 31/2018/NĐ-CP. Vấn đề này chưa được quy định rõ, dẫn đến trong quá trình thực hiện, cơ quan Hải quan gặp nhiều khó khăn. Một số trường hợp xác định quy trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu chỉ trải qua công đoạn gia công, chế biến, lắp ráp đơn giản nhưng không có cơ sở đấu tranh, làm rõ hành vi vi phạm xuất xứ của doanh nghiệp. Ví dụ, doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc phần lớn các nguyên vật liệu, linh kiện từ nước ngoài, sau đó chỉ sử dụng những loại máy móc như bắt vít, máy hàn… để chế tạo thành phẩm xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu được khai báo là xuất xứ Việt Nam.
Hay quy định về chứng từ chứng nhận xuất xứ không ưu đãi, tại Nghị định này không quy định cụ thể mẫu chứng từ chứng nhận xuất xứ không ưu đãi hoặc các tiêu chí phải có trong chứng từ này. Thực tế thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam phát sinh một số vướng mắc liên quan đến thông tin tối thiểu phải có trong chứng từ chứng nhận xuất xứ không ưu đãi. Tại Điều 15 Thông tư 38/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về xác định xuất xứ hàng hóa quy định các thông tin tối thiểu phải có trong chứng từ chứng nhận xuất xứ không ưu đãi căn cứ theo các khuyến nghị của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) và Công ước Kyoto sửa đổi, bổ sung.
Thời gian qua phát sinh một số vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa nhập khẩu không hưởng ưu đãi thuế quan. Theo đó, hàng hóa thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống chợ cấp, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp hạn chế số lượng thì phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhưng thiếu một số thông tin như thiếu mã số HS của hàng hóa… bị cơ quan Hải quan từ chối, phải áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp dẫn đến khiếu nại của doanh nghiệp.
Cũng theo Tổng cục Hải quan, qua triển khai công tác chống gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp quy định tại Điều 29 Nghị định 31/2018/NĐ-CP cho thấy quy định đã tương đối rõ ràng, là cơ sở pháp lý quan trọng để Bộ Công Thương, các bộ, ngành có liên quan thực hiện. Tuy nhiên, công tác phối hợp, kiểm tra xác định xuất xứ hàng hóa tại cơ sở của doanh nghiệp, trao đổi thông tin liên quan đến việc cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa vẫn còn chưa kịp thời, chưa có cơ sở dữ liệu để thực hiện. Một số nội dung chưa được quy định cụ thể tại Điều này như nhiệm vụ của các bộ, ngành liên quan dẫn đến chồng chéo hoặc cơ chế phối hợp cung cấp trao đổi thông tin chưa chặt chẽ dẫn đến thiếu thông tin hoặc gây khó khăn cho công tác điều tra, xác minh của cơ quan Hải quan.
Bổ sung thêm nhiệm vụ chống gian lận xuất xứ
Từ những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn, Tổng cục Hải quan đề nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Nghị định 31/2018/NĐ-CP. Trong đó, cần bổ sung làm rõ quy định tại Điều 9 Nghị định 31/2018/NĐ-CP theo hướng Bộ Công Thương nghiên cứu quy định rõ nguyên tắc, cơ chế xác định gia công, chế biến đơn giản. Tổng cục Hải quan đề xuất phương án việc xác định gia công, chế biến đơn giản sẽ dựa trên nguyên tắc quan đồng thuận của các cơ quan là Bộ Công Thương, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Ví dụ khi cần xác định một trường hợp cụ thể thì cơ quan chủ trì sẽ lấy ý kiến của các đơn vị còn lại.
Đồng thời, Tổng cục Hải quan đề nghị xem xét bổ sung quy định cụ thể các tiêu chí của chứng từ chứng nhận xuất xứ không ưu đãi tương tự quy định tại Điều 15 Thông tư số 38/2018/TT-BTC để đảm bảo việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu và thống nhất thực hiện. Theo đó các tiêu chí bao gồm: Người xuất khẩu; Người nhập khẩu; Phương tiện vận tải; Mô tả hàng hóa, mã số hàng hóa; Số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng hàng hóa; Nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ xuất xứ hàng hóa; Ngày/tháng/năm cấp chứng từ chứng nhận xuất xứhàng hóa; Chữ ký trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Về các biện pháp chống gian lận xuất xứ tại Điều 29 Nghị định 31/2018/NĐ-CP cần bổ sung thêm nhiệm vụ của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính theo hướng: Bộ Công Thương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các tổ chức cấp chúng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để kịp thời chấn chỉnh các trường hợp cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không đúng quy định. Tăng cường theo dõi, giám sát đối với các doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ để tránh các trường hợp lợi dụng thực hiện hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ hàng hóa...
Đối với Bộ Tài chính thực hiện điều tra, xác minh làm rõ hành vi vi phạm xuất xứ đối với các trường hợp xác định có rủi ro cao về gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, các bộ, ngành liên quan tranh phòng chống gian lân, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa. Định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình chống gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hơn pháp; kết quả thực hiện và đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接