Bộ Công Thương đã đồng hành,ộCôngThươngđãcắtgiảmmặthàngkiểmtrachuyênngànhlĩnhvựcxuấtnhậpkhẩkq liverpool hôm nay sát cánh với các doanh nghiệp bán lẻ Longform | Xuất nhập khẩu năm 2022 tiếp tục đạt kỷ lục mới Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa chính thức cán mốc 732 tỷ USD |
Bộ Công Thương vừa có văn bản số 8577/BCT-KHTC trả lời Công văn số 8248/BKHĐT-QLKTTW ngày 16/11/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022.
Theo đó, đối với việc tiếp tục thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Bộ Công Thương khẳng định, cải cách hoạt động quản lý chuyên ngành và kiểm tra chuyên ngành để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu là một trong những công tác trọng tâm của Bộ Công Thương trong thời gian qua.
Cải cách hoạt động quản lý và kiểm tra chuyên ngành để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu là một trong những công tác trọng tâm của Bộ Công Thương trong thời gian qua |
Hoạt động này nhằm triển khai chỉ đạo của Chính phủ tại các loạt Nghị quyết số 19 (từ năm 2016), Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020 (Nghị quyết số 02/NQ-CP) và Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12 tháng 05 năm 2020 ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025.
Theo đó, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2314/QĐ-BCT ngày 31 tháng 7 năm 2019 về việc ban hành phương án cắt giảm thủ tục, danh mục các mặt hàng (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương giai đoạn năm 2019 và định hướng đến năm 2021 và Quyết định số 1325A/QĐ-BCT ngày 20 tháng 5 năm 2019 về Danh mục mặt hàng kiểm tra chuyên ngành và sau đó là Quyết định số 1182/QĐ-BCT ngày 6 tháng 4 năm 2021 ban hành Danh mục này thay thế Danh mục kèm theo Quyết định số 1325A/QĐ-BCT.
Theo Quyết định này, tổng số mã HS (sau cắt giảm) do Bộ Công Thương quản lý còn lại là 445 mã HS 8 số và bao gồm các nhóm mặt hàng: Danh mục các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm hàng hóa nhóm 2: 143 mã HS 8 số; Danh mục các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm: 236 mã HS 8 số và Danh mục các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành về hiệu suất năng lượng: 66 mã HS 8 số.
Như vậy, đến thời điểm này, Bộ Công Thương đã tiến hành cắt giảm tổng số 1446 mã HS/1891 mã HS (đợt 1 năm 2019: đã cắt giảm 1051 mã HS; đợt 2: cắt giảm tiếp còn lại 445 mã HS), chiếm 76,5% số lượng mặt hàng kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương tính từ thời điểm Chính phủ ban hành Nghị quyết 19 và Nghị quyết 02 và luôn là Bộ đi đầu trong công tác này.
Qua Báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính phối hợp Cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tế Hoa Kỳ - USAid công bố ngày 15 tháng 7 năm 2021, Bộ Công Thương là Bộ đứng đầu (chiếm 41,6%) về tỷ lệ doanh nghiệp gặp thuận lợi cao nhất khi tuân thủ các thủ tục thuộc lĩnh vực quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.