发布时间:2025-01-10 20:17:09 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá
“Dẫn dắt” bởi Samsung, Formosa
Thảo luận tại hội trường hôm nay (25/5) về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016, đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) lo lắng tăng trưởng nhờ vào gia công có xu hướng đậm nét hơn.
Cụ thể, chế biến chế tạo là một trong những động lực quan trọng để tăng trưởng năm 2017, nhưng chủ yếu do tăng trưởng mạnh của gia công lắp ráp. Lắp ráp điện tử, máy tính, sản phẩm quang học tăng trưởng 32,7%, gấp 2,25 lần mức tăng trưởng của công nghiệp chế biến chế tạo, lắp ráp ti vi tăng 30,5% gấp 2,1 lần trong khi đó chế biến chế tạo từ nguồn nguyên liệu trong nước chỉ tăng bằng 1/3 tốc độ tăng trưởng của ngành này.
“Gia công lắp ráp tăng nghĩa là chúng ta tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, đây là điều đáng mừng. Nhưng nó cũng thể hiện trình độ công nghệ, nhân lực còn thấp nên thế giới chỉ phân công và chấp nhận Việt Nam ở khâu này, tạo ra nghịch lý là chúng ta nhiều nguyên liệu thô nhưng lại phải xuất khẩu, nhập lại hàng hóa trung gian và gia công lắp ráp. Rõ ràng gia công lắp ráp không mang lại nhiều giá trị gia tăng… Bất cập trong sản xuất nông nghiệp cũng như vậy, phần lớn xuất khẩu thô chỉ qua sơ chế, còn nông nghiệp công nghệ cao lại phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu”- ông Hoàng Quang Hàm nhấn mạnh.
Đại biểu là Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính– Ngân sách của Quốc hội bày tỏ thêm một lo ngại liên quan đến tăng trưởng kinh tế nói chung và xuất khẩu nói riêng là chịu sự chi phối của các DN FDI. Hiện, Samsung, Formosa đóng góp hơn 40% và tăng trưởng của ngành chế biến, chế tạo, không kể dầu thô. Tính chung các DN FDI chiếm khoảng 73% kim ngạch xuất khẩu và 66% kim ngạch nhập khẩu.
“Điều này chứng tỏ các DN trong nước, nhất là khu vực tư nhân còn nhiều hạn chế về năng lực sản xuất, kinh doanh. Hơn nữa, giá trị gia tăng từ tăng trưởng về phân chia thường phần hơn thuộc về các DN FDI. Bên cạnh đó, việc chuyển giao công nghệ cũng như liên kết của các DN FDI với các DN trong nước cũng chưa được như mong muốn”- đại biểu Hàm băn khoăn.
Hàng hóa XNK tại khu vực cảng Hải Phòng. Ảnh: T.Bình. |
Cùng chung lo lắng về sự phụ thuộc của hoạt động xuất khẩu vào giới DN FDI, đại biểu Nguyễn Thanh Xuân (Cần Thơ) nhấn mạnh: Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt hơn 214 tỷ USD, trong đó chủ yếu các mặt hàng từ do DN FDI.
“Ngoài điện thoại di động và linh kiện hơn 53,5 tỷ USD, dệt may gần 30 tỷ USD và máy tính điện tử linh kiện gần 30 tỷ USD, nông nghiệp chỉ hơn 36 tỷ USD, như vậy tính bền vững sẽ như thế nào?”- ông Nguyễn Thanh Xuân đặt câu hỏi. Đây là câu hỏi rất đáng lưu tâm bởi các lĩnh vực xuất khẩu chủ lực như điện thoại, máy tính… gần như nằm tuyệt đối trong tay DN FDI, trong khi lĩnh vực nông nghiệp với hàng triệu lao động thì kim ngạch xuất khẩu còn khiêm tốn.
Đại biểu Quốc hội đoàn Cần Thơ kiến nghị Chính phủ cần có phân tích sâu về chất lượng tăng trưởng GDP và kim ngạch xuất khẩu giúp Quốc hội và cử tri nhìn tốt hơn về tăng trưởng.
Xuất khẩu nông sản đối mặt nhiều thách thức
Bày tỏ ấn tượng với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu những tháng đầu năm 2018, đại biểu Hà Thị Minh Tâm (Hà Nam) dẫn chứng, sau nhiều năm nhập siêu, Việt Nam đã xuất siêu 3,4 tỷ USD (tính hết tháng 4/2018-PV).
Mặt khác, mức thâm hụt thương mại với các đối tác thương mại lớn đang được kéo giảm như Trung Quốc giảm được 18,9% (con số nhập siêu); ASEAN giảm 4,5%...
Đặc biệt, đại biểu Hà Thị Minh Tâm đánh giá cao sự tăng trưởng của ngành chế biến, chế tạo vào tăng trưởng GDP và hoạt động xuất khẩu.
Nhưng cũng giống như quan điểm nhiều đại biểu, bà Hà Thị Minh Tâm cho rằng, cần đánh giá, phân tích rõ hơn về chất lượng tăng trưởng của ngành chế biến, chế tạo bởi lĩnh vực này đang phục thuộc lớn vào các DN FDI. Hơn nữa, công nghệ còn đang ở đang ở dạng lắp ráp, gia công với tỉ lệ cao.
Lĩnh vực nữa được đại biểu đoàn Hà Nam tập trung phân tích là xuất khẩu trong của nhóm hàng nông nghiệp. Theo đó, dù năm 2017 xuất khẩu lĩnh vực nông nghiệp đạt hơn 36,5 tỷ USD, thặng dự 7,5 tỷ USD. Dự kiến năm 2018, xuất khẩu nông sản đạt hơn 40 tỷ USD...
Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước một số thách thức. Nhất là nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất của người nông dân; vấn đề truy xuất nguồn gốc (sản phẩm nông nghiệp), chứng nhận xuất xứ hàng hóa; các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước nhập khẩu; chi phí kiểm tra chuyên ngành còn cao…
Theo thông tin mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết 15/5, tổng kim ngạch XNK cả nước đạt 162,74 tỷ USD, tăng 14,4% (tương ứng tăng 20,54 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2017; cán cân thương mại thặng dư 2,51 tỷ USD. Trong đó, khối DN FDI đạt kim ngạch XNK 105,64 tỷ USD (chiếm gần 65% tổng kim ngạch XNK cả nước), tăng 13,2%, tương ứng tăng 12,32 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2017. Xuất khẩu của DN FDI đạt 58,52 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm đến 70,8% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Nhập khẩu của DN FDI đạt 47,11 tỷ USD, tăng 7,2%, chiếm 58,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. |
相关文章
随便看看