【ty so 7】Quảng Nam: Tháo gỡ vướng mắc để giải ngân nhanh vốn Chương trình mục tiêu quốc gia
Năm 2024,ảngNamTháogỡvướngmắcđểgiảingânnhanhvốnChươngtrìnhmụctiêuquốty so 7 tổng kế hoạch vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam gần 3.646 tỷ đồng. Trong đó, vốn năm 2022 - 2023 chuyển sang là hơn 1.423 tỷ đồng và vốn bố trí năm 2024 gần 2.223 tỷ đồng.
Trong tổng nguồn vốn nêu trên, Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) được bố trí gần 1.002,5 tỷ đồng; Chương trình giảm nghèo bền vững xấp xỉ 1.271,5 tỷ đồng; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gần 1.372 tỷ đồng.
Quảng Nam yêu cầu các huyện, thị xã phải có kế hoạch, giải pháp cụ thể để đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình mực tiêu quốc gia. Ảnh minh họa. |
Đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn này, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh Quảng Nam đã quyết liệt chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã tích cực triển khai thực hiện 3 CTMTQG để đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn.
Tuy nhiên, kết thúc quý I/2024, tỷ lệ giải ngân vốn của các chương trình chỉ đạt bình quân 5%, trong đó vốn đầu tư giải ngân đạt 6% và vốn sự nghiệp giải ngân đạt 4%.
UBND tỉnh Quảng Nam đã đặt ra yêu cầu đối với các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh là cuối tháng 6/2024 phải giải ngân hết nguồn vốn của năm 2022 kéo dài sang năm 2023. Cuối tháng 8/2024, giải ngân hết nguồn vốn năm 2023; cuối năm 2024 giải ngân hết nguồn vốn năm 2024. |
Cụ thể, đối với CTMTQG xây dựng NTM, đến nay mới giải ngân được xấp xỉ 141 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 14%; CTMTQG giảm nghèo bền vững mới giải ngân được hơn 25,2 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 2%. Tương tự, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cũng mới chỉ giải ngân được hơn 14 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 1%.
Nguyên nhân của việc giải ngân thấp được tỉnh chỉ ra là do hiện nay, các văn bản quy định của các cơ quan trung ương ban hành còn chậm và chưa đồng bộ; một số nội dung còn chồng chéo đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Trong khi đó, các sở, ngành, huyện, thị xã vẫn còn chậm trễ hoàn chỉnh thủ tục nên đến thời điểm này vẫn chưa phân bổ hết kế hoạch vốn được giao năm 2024.
Đặc biệt, tại Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các CTMTQG có đưa ra quy định khác với các quy định trước đây nên nhiều địa phương còn lúng túng trong triển khai thưc hiện…
Để đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn này trong những tháng tiếp theo, UBND tỉnh Quảng Nam đã đặt ra yêu cầu đối với các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh là cuối tháng 6/2024 phải giải ngân hết nguồn vốn của năm 2022 kéo dài sang năm 2023. Cuối tháng 8/2024, giải ngân hết nguồn vốn năm 2023; cuối năm 2024 giải ngân hết nguồn vốn năm 2024.
Đặc biệt, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã lưu ý các huyện, thị xã ưu tiên tập trung giải ngân dứt điểm vốn ngân sách trung ương, sau đó đến ngân sách tỉnh, tiếp đến là vốn đối ứng của ngân sách địa phương.
Để thực hiện được các yêu cầu này, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu các ngành liên quan của tỉnh và lãnh đạo các huyện, thị xã phải tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai nhiệm vụ. Cần có kế hoạch, lộ trình, giải pháp cụ thể đối với từng phần việc của các CTMTQG./.
相关推荐
- Doanh thu của hãng Apple đã tăng 7%, lên mức 45,4 tỉ USD
- Sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả: Giải pháp đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng
- Hà Nội đón khoảng 270.000 lượt khách dịp lễ 2/9
- Bài diễn văn huyền thoại của Abraham Lincoln hơn 150 năm trước
- CSGT đo nồng độ cồn xuyên đêm, phát hiện tài xế vi phạm gấp đôi mức 'kịch khung'
- Doanh nghiệp khởi nghiệp chiếm 10% doanh thu của các "đại gia" công nghệ
- Vũ Hán (Trung Quốc) liên tục xuất hiện ca bệnh mới trong cộng đồng
- Doanh nghiệp đầu tư cho bảo vệ môi trường sẽ được vay vốn ưu đãi