当前位置:首页 > La liga

【keo nha cai bdtv】Luật và thực tiễn

Cơ hội sẽ đến với một số ít cổ phiếu thuộc nhóm vốn hóa vừa và nhỏ
TPHCM hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Cách sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cho hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ngành Hải quan đẩy mạnh tuyên truyền thực thi pháp luật
Chuyển đổi số,ậtvàthựctiễkeo nha cai bdtv doanh nghiệp vừa và nhỏ nên bắt đầu từ đâu?
Triển khai thực hiện Ngày Pháp luật tài chính năm 2020
Chi tiêu không dùng tiền mặt tiện lợi và an toàn
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Luật và thực tiễn
Ảnh minh họa: ST

2 năm triển khai Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa, ở cấp Trung ương, đến nay khuôn khổ pháp lý để triển khai Luật cơ bản được hoàn thiện. Chính phủ đã ban hành 5 Nghị định; các bộ, cơ quan ngang bộ đã ban hành 10 Thông tư hướng dẫn để triển khai các nội dung theo quy định của Luật. Ở cấp địa phương, gần 200 Nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án, văn bản hướng dẫn hỗ trợ DN nhỏ và vừa theo các nội dung của Luật đã được các địa phương ban hành.

Tuy nhiên, báo cáo của Chính phủ nêu rõ, điểm đáng chú ý là hầu hết kết quả triển khai Luật mới dừng ở cấp độ văn bản do các bộ, ngành và địa phương ban hành hoặc lồng ghép trong các chương trình ngành, lĩnh vực (xúc tiến thương mại, khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ,... ). Cùng với đó, mức độ ưu tiên dành nguồn lực ngân sách nhà nước hỗ trợ DN nhỏ và vừa còn hạn chế. Trên thực tế, nhiều đề án, chương trình, kế hoạch hỗ trợ DN nhỏ và vừa ở các địa phương chưa được bố trí đủ hoặc chưa được đưa vào dự toán phân bổ ngân sách nhà nước kế hoạch trung hạn 2016-2020...

Được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 12/6/2017, có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, có thể thấy, Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa là dấu mốc quan trọng khẳng định cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước về ưu tiên phát triển DN nhỏ và vừa, DN khu vực tư nhân trong nước. Bàn thảo khá lâu trước khi chính thức ban hành, đem theo kỳ vọng không nhỏ nên thực tế triển khai Luật như trên thực sự là điều đáng suy nghĩ.

Hiện nay, tổng số DN Việt Nam có tới 97% là DN nhỏ và vừa. Đây đã, đang và sẽ còn tiếp tục là thành phần quan trọng, trở thành động lực không nhỏ cho phát triển kinh tế thời gian tới. Bởi vậy, rõ ràng cần động thái quyết liệt hơn từ các cấp chính quyền Trung ương đến địa phương để Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa đi từ văn bản vào cuộc sống, hỗ trợ đến đúng đối tượng cần.

Đương nhiên, trong số những nguyên nhân khiến Luật mới dừng ở chỗ ban hành văn bản còn là bởi hạn chế từ phía các DN nhỏ và vừa như: Chưa chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị DN; sổ sách kế toán chưa minh bạch; năng lực xây dựng kế hoạch, phương án đầu tư kinh doanh còn hạn chế... Điều đó có nghĩa là, muốn thụ hưởng chính sách hỗ trợ từ Luật, bản thân DN cũng phải đổi thay mạnh mẽ hơn, không ngừng nâng cao năng lực, uy tín.

Không chỉ với Luật DN nhỏ và vừa mà với mọi cơ chế, chính sách khác, chỉ khi Nhà nước và DN cùng "bắt tay", đồng hành cùng nhau, cơ chế, chính sách mới có thể nhanh chóng đi vào cuộc sống, lan tỏa hiệu quả như kỳ vọng.

分享到: