当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【nhan.dinh.bong.da】Giáo dục lý luận chính trị trong trường phổ thông

Báo Cà Mau(CMO) Giáo dục là quá trình đào tạo “đội ngũ kế thừa” trên cơ sở tiếp thu những tri thức khoa học, tinh hoa của nhân loại. Quá trình này cần được chú trọng cả về kiến thức, năng lực, phẩm chất chính trị, lý tưởng cách mạng. Theo đó, đòi hỏi trong giáo dục phổ thông phải kết hợp với giáo dục lý luận chính trị, là mấu chốt tác động đến ý thức của con người, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Tranh: Minh Tấn

Sự cần thiết giáo dục lý luận chính trị

Giáo dục lý luận chính trị không phải là một khái niệm xa lạ trong ngành giáo dục. Hàng năm giáo viên các cấp học đều được tham gia tập huấn bồi dưỡng chính trị hè trước khi bước vào năm học mới.

Còn đối với học sinh, trong chương trình sách giáo khoa đổi mới năm 2000 (áp dụng trên cả nước năm học 2002-2003) không có một môn học hay một chương trình hoàn chỉnh nào về giáo dục lý luận chính trị mà chỉ lồng ghép vào các môn học.

 Môn Giáo dục công dân trên cơ sở những quan điểm triết học của Chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc trưng cơ bản của Nhà nước, các chính sách, pháp luật và quyền cơ bản của công dân; Giáo dục Quốc phòng và An ninh chỉ nêu ra và dừng lại ở việc cung cấp kiến thức về lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm và lịch sử truyền thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam; Lịch sử cũng chỉ dừng lại ở việc cung cấp cho học sinh kiến thức về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc nhưng sâu sắc hơn về nội dung và có thêm lý giải liên quan đến những nội dung đã đề cập.

Thông qua những môn học đó, các em học sinh tiếp cận chỉ ở mức độ biết đến những kiến thức được học, còn hiểu sâu về những vấn đề lý luận chính trị và vận dụng vào thực tế cuộc sống, xã hội nói chung còn rất hạn chế.

Do vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các em học sinh - tương lai của đất nước cần được giáo dục lý luận chính trị thật chất lượng, hiệu quả để trở thành người “chiến sĩ” trên mặt trận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng.

Vai trò đầu tàu của giáo viên

Ðể làm được điều đó, giáo viên phải là người “đầu tàu” dẫn dắt, định hướng giáo dục lý luận chính trị và vận dụng linh hoạt vào những bài giảng có liên quan đến kiến thức về nền tảng tư tưởng và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng; để học sinh có được cái nhìn thực tế, sâu sắc và toàn diện hơn về sự cần thiết của việc giáo dục lý luận chính trị trong nhà trường phổ thông.

Ðể vận dụng tốt lý luận chính trị vào hoạt động thực tiễn của việc dạy và học, trước hết người giáo viên cần được bồi dưỡng, tập huấn đầy đủ, phải nắm chắc vấn đề mà bản thân muốn định hướng, phân tích, trình bày cho học sinh và vận dụng linh hoạt trong quá trình truyền đạt kiến thức. Ðược như vậy cần phải:

Một là,trên cơ sở phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và đào tạo, giáo viên có thể lồng ghép, gắn kết vào bài giảng về những vấn đề lý luận có liên quan nhằm tạo sự gần gũi, dễ hiểu để học sinh nắm vững và hiểu biết sâu sắc hơn về lý luận và thực tiễn. Bên cạnh đó, giáo viên phải rèn luyện cho học sinh ý thức chủ động, tự giác trong học tập giáo dục lý luận chính trị, vì chỉ có ý thức tự giác thì việc học tập và tiếp thu kiến thức từ giáo viên mới thật sự hiệu quả; nhạy bén trong nhận diện, phòng tránh những luận điệu xuyên tạc, chống phá, dụ dỗ, lôi kéo của các hội, nhóm, các thế lực thù địch.

Hai là,cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các giáo viên dạy những bộ môn có liên quan đến nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, vai trò đầu mối trong công tác này là Ban giám hiệu. Sự chỉ đạo, điều hành của Ban giám hiệu khoa học, hợp lý trong phối hợp, tổ chức dạy học chuyên môn với giáo dục lý luận chính trị giúp cho các công tác của giáo viên thuận lợi, có định hướng và chặt chẽ, tránh trường hợp một hay một vài giáo viên nhận hết trách nhiệm, tăng lượng công việc; phải đặt ra đây là mục tiêu chung trong công tác giáo dục của nhà trường, mọi người hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ lẫn nhau.

Ba là, xây dựng mục tiêu phát triển đảng viên trong nhà trường. Ðảng viên là kết quả của việc giáo viên và học sinh đến gần hơn với lý luận chính trị, lý tưởng cách mạng của Ðảng. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng không phải là nhiệm vụ của riêng ai mà là nhiệm vụ quan trọng mang tính sống còn của Ðảng và Nhân dân ta. Bằng việc xây dựng những phong trào thi đua lập thành tích trong công tác dạy và học; phong trào thi đua “người tốt, việc tốt”; học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại trong nhà trường; biểu dương, khen thưởng, khích lệ trước tập thể để đồng nghiệp, bạn bè phấn đấu noi theo, nhân rộng phong trào… chính là những việc làm thiết thực nhất để giáo viên, học sinh có mục tiêu phấn đấu, trưởng thành hơn trong nhận thức về lý tưởng cách mạng; là cơ sở để xét bồi dưỡng kết nạp vào Ðảng.

Bốn là, Ban giám hiệu nhà trường xây dựng nhiều chương trình bổ ích về giáo dục lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng như các buổi toạ đàm, nói chuyện, giao lưu trao đổi kinh nghiệm, tham quan tìm hiểu thực tế với các cơ quan có liên quan. Ðiều đó giúp giáo viên, học sinh có cái nhìn thực tế hơn thông qua những lời nói, câu chuyện, việc làm về những minh chứng cụ thể nhất trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng; tạo sự gần gũi, chân thực để cụ thể hoá những lý thuyết trừu tượng mà giáo viên đã truyền tải đến các em học sinh.

Năm là,giáo viên cần làm tốt công tác tham mưu, đề xuất cho các cơ quan chức năng, các cấp thẩm quyền có liên quan trong công tác giáo dục lý luận nhằm giải quyết hiệu quả, kịp thời những vướng mắc của học sinh và giáo viên. Các cơ quan chức năng, các cấp có thẩm quyền cần đề ra nội dung chương trình giáo dục lý luận chính trị phù hợp gắn với các bộ môn và thống nhất trong toàn ngành để đạt hiệu quả giáo dục cao nhất./.

 

Nguyễn Trọng Hiếu

 

分享到: