您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kq pohang】Thị trường hàng hóa hôm nay 14/1 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu tăng, điểm sáng XK sắt thép, cà phê 正文

【kq pohang】Thị trường hàng hóa hôm nay 14/1 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu tăng, điểm sáng XK sắt thép, cà phê

时间:2025-01-11 21:05:36 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/1: Giá dầu tăng lên mức 80,10 USD/thùng, cà phê Arabica thấp nhất tro kq pohang

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/1: Giá dầu tăng lên mức 80,ịtrườnghànghóahômnayvànhìnlạituầnquaGiádầutăngđiểmsángXKsắtthépcàphêkq pohang10 USD/thùng, cà phê Arabica thấp nhất trong 18 tháng Thị trường hàng hóa hôm nay 12/1: Giá dầu lên mức cao nhất một tuần, giá đồng và quặng sắt tăng Thị trường hàng hóa hôm nay 13/1: Giá dầu thô vượt 83 USD/thùng

Giá dầu thô duy trì đà tăng

Vào đầu tuần, thống kê của Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, giá dầu thô WTI tăng 1,17% lên 74,63 USD/thùng, giá dầu thô Brent tăng 1,37% lên 79,65 USD/thùng.

Thị trường dầu phản ứng rất tích cực với tin tức nhà tiêu thụ số một thế giới ban hành một đợt hạn ngạch mới lên tới 111,82 triệu tấn cho các nhà nhập khẩu dầu. Tính đến tuần này, Trung Quốc đã ban hành tổng cộng 132 triệu tấn dầu thô nhập khẩu trong hai hạn ngạch riêng biệt cho năm 2023, cao hơn so với mức 109 triệu tấn của năm ngoái.

Thị trường hàng hóa hôm nay 14/1 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu tăng, điểm sáng XK sắt thép, cà phê
Giá dầu duy trì đà tăng

Nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu được dự báo sẽ cải thiện ít nhiều trong dịp nghỉ lễ Tết Nguyên đán sắp tới. Việc tháo gỡ chính sách “Zero Covid” đã châm ngòi cho sự phục hồi của thị trường du lịch hàng không nội địa lớn nhất thế giới, với lượng đặt chỗ Tết Nguyên đán có thể sẽ cao nhất trong ba năm. Các quan chức cũng ước tính số lượng chuyến đi trong kỳ nghỉ lễ sẽ đạt 2,1 tỷ chuyến, cao gấp đôi so với năm ngoái, nhưng vẫn chỉ bằng 70% của năm 2019.

Liên tục những ngày sau đó, giá dầu thô duy trì đà tăng. Ngày 11/1, giá dầu ghi nhận mức tăng nhẹ so với phiên trước đó. Lực bán vào cuối phiên sau báo cáo Triển vọng Năng lượng ngắn hạn (STEO) của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) tháng 1 dự báo bức tranh tiêu thụ kém sắc đã hạn chế đà phục hồi trước đó bởi một vài lo ngại về nguồn cung, khiến giá dầu WTI kết phiên với mức tăng 0,69% lên 75,12 USD/thùng, dầu Brent tăng 0,56% lên mức 80,10 USD/thùng.

Sang ngày 12/1, giá dầu WTI tăng 3,05% lên 77,41 USD/thùng, và giá dầu thô Brent cũng tăng 3,21% lên 82,67 USD/thùng, cao nhất trong 1 tuần. Động lực mạnh nhất thúc đẩy thị trường vẫn là việc Trung Quốc đẩy mạnh mua dầu thô ngay trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Nhiều ước tính tích cực được đưa ra và ngày càng củng cố kỳ vọng nhu cầu của nhà nhập khẩu số một thế giới sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, và có thể sớm hơn so với dự báo trước đó là quý II.

Đến cuối tuần, giá dầu WTI tăng 1,27% lên 78,39 USD/thùng, và giá dầu thô Brent tăng 1,39% lên 83,82 USD/thùng.

Ngân hàng Goldman Sachs dự báo giá dầu có thể chạm mốc 110 USD khi các kinh tế tại châu Á, dẫn đầu bởi Trung Quốc mở cửa lại hoàn toàn. Ngân hàng Morgan Stanley cũng dự báo trường dầu mỏ trở nên cân bằng trong quý II và sẽ thắt chặt trong quý III và quý IV năm 2023, khi nhu cầu phục hồi, nhưng tốc độ gia tăng nguồn cung không theo kịp, bởi các rủi ro từ Nga và việc hoạt động khai thác dầu đá phiến của Mỹ chậm lại.

Xuất khẩu sắt thép của Việt Nam ghi nhận tín hiệu phục hồi

Theo MXV, với xu hướng phục hồi mạnh mẽ của giá sắt thép trên thế giới trong khoảng hơn 2 tháng trở lại đây, giá sắt thép trong nước cũng bắt đầu có những dấu hiệu tăng trở lại. Vào cuối tuần trước, nhiều doanh nghiệp thép cũng đã điều chỉnh tăng đối với một số loại thép. Điển hình, thép cuộn CB240 đồng loạt tăng, trong đó, tập đoàn Hoà Phát cũng đã tăng giá bán đối với loại thép này thêm 200 VNĐ/kg lên mức 14.940 VNĐ/kg.

Về tình hình xuất khẩu sắt thép của Việt Nam trong tháng cuối cùng của năm 2022 cũng đã có sự khởi sắc hơn. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã xuất khẩu 823.128 tấn sắt thép trong tháng 12/2022, tăng 40,2% so với tháng trước đó. Kim ngạch xuất khẩu cũng tăng hơn 24%, đạt hơn 584 triệu đồng.

Trong tháng 12, Việt Nam tiếp tục nhập siêu hơn 123.000 tấn sắt thép, tuy nhiên, lượng nhập siêu cũng đã giảm đáng kể so với con số khoảng 376.000 tấn vào tháng 11. Như vậy, xét cả năm 2022, nước ta đã quay trở lại nhập siêu hơn 3,3 triệu tấn sắt thép, sau khi lần đầu ghi nhận xuất siêu sau nhiều năm vào năm 2021. Mặc dù vẫn còn đối diện với nhiều thách thức, song tín hiệu tích cực hơn đối với ngành sắt thép vào cuối năm, cùng kỳ vọng về sự phục hồi nhu cầu tại một số quốc gia châu Á trong thời gian tới, sẽ hỗ trợ cho ngành thép trong nước.

Xuất khẩu cà phê trong năm 2022 của nước ta vượt kế hoạch mục tiêu

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 12 vừa qua, cả nước ta đã xuất khẩu hơn 197 nghìn tấn cà phê, trị giá 425,1 triệu USD; tăng mạnh 53,5% về lượng và 39,7% về giá trị so với tháng 11/2022. Như vậy, luỹ kế trong cả năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu 1,77 triệu tấn cà phê các loại với tổng kim ngạch đạt trên 4 tỷ USD, vượt kế hoạch mục tiêu đề ra. So với cả năm 2021, xuất khẩu cà phê cũng đã tăng ấn tượng 13,8% về lượng và 32% về kim ngạch.

Lạm phát hạ nhiệt hỗ trợ giá hàng hoá

Bên cạnh các yếu tố về cung cầu, tình hình kinh tế vĩ mô vẫn sẽ gây ảnh hưởng mạnh tới thị trường hàng hoá, đặc biệt là nhóm năng lượng và kim loại. Hiện tại, kỳ vọng về mức lạm phát sẽ tiếp tục hạ nhiệt và có thể khiến Fed tăng lãi suất chậm lại, đang khiến cho đồng Dollar Mỹ duy trì ở vùng thấp nhất trong 6 tháng. Đây vẫn sẽ là yếu tố hỗ trợ tích cực cho giá cả hàng hoá trong thời gian tới. Tuy nhiên, lo ngại lớn nhất sẽ là mức đỉnh lãi suất và thời gian duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ có thể gây ra nguy cơ suy thoái kinh tế, và xu hướng thị trường trong giai đoạn dài hơn sẽ còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.