【số liệu thống kê về lecce gặp fiorentina】Mở hướng cho chế biến lúa gạo
时间:2025-01-10 01:35:54 出处:Nhà cái uy tín阅读(143)
Lúa gạo là ngành có giá trị sản xuất và đóng góp lớn nhất trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Với diện tích canh tác gần 80.000ha đất lúa,ởhướngchochếbiếnlagạsố liệu thống kê về lecce gặp fiorentina sản lượng lúa 1,2 triệu tấn/năm, Hậu Giang rất kỳ vọng sẽ có nhiều doanh nghiệp lớn tham gia tiêu thụ và mang hạt gạo của bà con vươn ra thị trường thế giới thông qua các dự án kêu gọi đầu tư nhà máy chế biến lúa gạo gắn kết vùng lúa nguyên liệu.
Năng lực xay xát và kho chứa lúa gạo của các doanh nghiệp trong tỉnh thuộc loại vừa và nhỏ, chế biến lúa gạo chưa bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu.
Đó cũng là vấn đề đang được các cấp, các ngành quan tâm giải quyết để các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh đồng thời xây dựng được thương hiệu lúa gạo của tỉnh.
Chủ yếu là cung ứng
So với các tỉnh khác, năng lực xay xát và kho chứa lúa gạo của các doanh nghiệp trong tỉnh thuộc loại vừa và nhỏ, chế biến lúa gạo chưa bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu. Vì vậy, suốt những năm qua con đường đưa hạt gạo ra thế giới của Hậu Giang còn khá vất vả. Chưa kể các doanh nghiệp, cơ sở gặp không ít khó khăn trong quá trình thu mua, chế biến. Theo các ngành chuyên môn, công nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản nhìn chung phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn nguyên liệu của địa phương. Sản phẩm chủ yếu xuất ở dạng thô, hạt gạo làm ra giá thành còn cao, sức cạnh tranh thấp. Thu mua và chế biến lúa gạo của tỉnh hiện mang tính nhỏ lẻ, bao gồm các nhà máy xay xát quy mô cao nhất khoảng 2.500-5.000 tấn/tháng, thậm chí là vài chục tấn/tháng. Các nhà máy chủ yếu thực hiện công đoạn bóc tách vỏ trấu, chà xát, làm trắng gạo và cung cấp cho thị trường nội địa. Một số nhà máy chỉ thực hiện công đoạn đấu trộn gạo xay xát với tấm do các cơ sở lau bóng lúa gạo thực hiện để cung cấp cho các công ty xuất khẩu (thường ở tỉnh khác).
Như cơ sở xay xát của Công ty TNHH Liên Hưng, ở phường Bình Thạnh, thị xã Long Mỹ do ông Ngô Minh Mẫn làm chủ. Hệ thống nhà xưởng được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2006 ở quy mô xay xát để cung ứng thị trường nội địa. Công ty TNHH Liên Hưng là một trong những công ty chế biến lúa gạo có quy mô ở thị xã Long Mỹ, với công suất khoảng 80 tấn/ngày, giải quyết cho hơn 20 lao động nhưng so với thực tế, cơ sở này chỉ thuộc nhóm có quy mô nhỏ.
Ông Ngô Minh Mẫn cho biết: “Có không ít khó khăn tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là nguyên liệu đầu vào. Khi thời điểm giá lúa thấp thì hợp đồng với người dân thực hiện suông sẻ, nhưng nếu giá lúa cao thì nông dân thực hiện không nghiêm túc và không bán như đã thỏa thuận. Điển hình như cơ sở của tôi dự định thu mua 200 tấn lúa khi vào vụ, nhưng tới khi phát giá lại chỉ thu mua được 25 tấn. Người dân dường như chỉ bán cho lái rồi thương lái mang đến các nhà máy ở tỉnh khác tiêu thụ chứ không bán cho cơ sở địa phương vì họ nghĩ bán ở đây giá thấp, không có lời. Ngoài ra, còn nhiều ảnh hưởng khác như tình trạng ruộng đất sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, vốn đầu tư máy móc còn hạn chế... Do đó, dù có ý định xin cấp phép xuất khẩu gạo thì năng lực nhà máy không đáp ứng. Mặt khác, giá thành sản xuất còn quá cao nên chúng tôi chỉ bán nội địa thu lời chứ không đủ khả năng cạnh tranh hợp đồng với các doanh nghiệp khác”.
Theo ông Huỳnh Thanh Hoàng, Phó Giám đốc Sở Công thương Hậu Giang, trong hơn 200 cơ sở xay xát, hầu như các cơ sở này chỉ đáp ứng yêu cầu cung ứng gạo. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo chưa tham gia liên kết, hợp tác với nông dân xây dựng cánh đồng lớn, vùng nguyên liệu nhằm nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, dẫn đến nghịch lý là nông dân trồng giống lúa chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của thị trường gạo cấp cao nhưng chất lượng gạo xuất khẩu lại thấp do doanh nghiệp thu gom từ nhiều nguồn khác nhau.
Trao cơ hội cho doanh nghiệp
Ông Lê Chí Tâm, DNTN Tâm Hà, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Là đơn vị chuyên về xay xát nên rất quan tâm tới đảm bảo nguồn nguyên liệu. Thời gian qua, cơ sở cũng đã trực tiếp thu mua lúa tại hợp tác xã, các hộ dân. Hiện nay, cơ sở đang tập trung vào khâu thay đổi máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm cùng với việc đầu tư đồng bộ hóa dây chuyền sản xuất từ khâu sấy lúa, xay xát, lau bóng và đóng gói hiện đại theo tiêu chuẩn trong và ngoài nước. Thêm vào đó, chúng tôi đang nắm bắt các kênh tiêu thụ và nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước”.
Còn ông Ngô Minh Mẫn cho rằng: “Bản thân tôi luôn có kỳ vọng sẽ nâng chất lượng cho hạt gạo và nâng chất cơ sở sản xuất của mình. Đó là huy động các nguồn lực đầu tư mới dây chuyền. Mặt khác, tôi đang cho xây dựng thương hiệu gạo sạch. Nguồn nguyên liệu cơ sở liên kết thu mua từ các hợp tác xã sản xuất theo VietGAP rồi về chế biến và đóng gói. Bước đầu chúng tôi bán tại một số điểm tự mở, các cơ sở bán lẻ và đưa vào hệ thống siêu thị”.
“Mong muốn thu hút các dự án chế biến lúa gạo gắn với vùng lúa nguyên liệu có quy mô, công suất lớn là một trong những mục tiêu trọng tâm mà tỉnh hướng đến nhằm giải quyết bài toán đầu ra cho hạt gạo Hậu Giang. Tỉnh dành rất nhiều chính sách ưu tiên để mời gọi doanh nghiệp có hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao, dây chuyền sản xuất tiên tiến, cho ra sản phẩm đẹp, chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn chế biến lúa gạo cho xuất khẩu”, ông Huỳnh Thanh Hoàng cho biết.
Việc kêu gọi đầu tư vào dự án chế biến lúa gạo nhằm giúp cải thiện năng lực sản xuất, tăng khả năng chế biến sản phẩm lúa gạo có giá trị gia tăng cao, hạn chế sản xuất và xuất khẩu thô, qua đó góp phần nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế nơi đây. Cụ thể như đối với chế biến lúa gạo, tỉnh khuyến khích và ưu tiên thu hút các nhà đầu tư có thiết bị, công nghệ nâng cao tỷ lệ thu hồi gạo, hình thành các trung tâm chế biến lớn có công nghệ liên hoàn khép kín từ khâu sấy khô, bảo quản, chế biến đồng bộ để sản xuất ra gạo có chất lượng mang xuất khẩu. Đặc biệt, hàng năm Sở Công thương còn triển khai chương trình khuyến công Quốc gia và địa phương nhằm thay đổi máy móc thiết bị, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các cơ sở xay xát, chế biến lúa gạo.
Tỉnh có 4 doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu nhưng chưa doanh nghiệp nào đủ năng lực thu mua hoặc đã bị rút giấy nên cần nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Cụ thể là Công ty TNHH Xuất khẩu lương thực thực phẩm Miền Tây, Công ty Tây Đô Shin, Công Ty TNHH MTV Xây dựng - Thương Mại - Dịch Vụ Khang Hưng (đã rút giấy phép), Công ty TNHH MTV Thủy sản Hoàng Long. |
Bài, ảnh: KIM ĐIỀU
上一篇: Nhận định, soi kèo Atromitos vs Asteras Tripolis, 00h30 ngày 6/1: Trên đà hưng phấn
下一篇: Hải quan Lạng Sơn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao năng lực thông quan hàng hóa
猜你喜欢
- 1 người chết, hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng do mưa lũ ở miền Trung
- Ninh Bình eyes to step up cooperation with Hungarian locality
- Economic committees of Vietnamese, Chinese legislatures exchange information, experience
- Foreign leaders offer congratulations on Party General Secretary’s birthday
- Nhạc trực tuyến Apple Music cán mốc 20 triệu người dùng trả phí
- Điện Biên Phủ Victory celebrated in France
- Saline intrusion, heatwaves in the south among citizens’ top concerns
- Việt Nam, Cuba promote cooperation for mutual development
- Đốt thực bì, cụ ông 74 tuổi bị chết cháy