| Theêngiadựbáonămlạmphásoi kèo betiso nhiều chuyên gia kinh tế, lạm phát năm 2022 tiếp tục ở mức thấp, nhưng áp lực lạm phát 2 tháng đầu năm rất lớn. |
Áp lực lạm phát trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần rất lớn Theo dự báo của PGS. TS Nguyễn Bá Minh, Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính(Bộ Tài chính), năm 2022, lạm phát của Việt Nam bình quân năm 2022 chỉ tăng 2,5%. Chỉ ra lý do đưa ra dự báo này, theo ông Minh tình hình dịch bệnh Covid-19 với những biến chủng mới rất nguy hiểm; chiến tranh thương mại, xung đột chính trị trên thế giới còn nhiều bất ổn, khó lường… khiến cho tăng trưởngg kinh tế toàn cầu chậm phục hồi hơn so với kỳ vọng làm cho giá cả nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới khó tăng tăng mạnh như dự báo của nhiều quỹ đầu tư; sức mua trên thị trường vẫn còn yếu do thu nhập của người dân lao động bị giảm vì sự đình trệ sản xuất bởi dịch bệnh nên khó kéo lạm phát đi lên. “Ngoài ra là cả hệ thống chính trị luôn chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bình ổn giá cả thị trường, điều hành chính sách tiền tệ kiên định mục tiêu giữ ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát đã đề ra cũng góp phần rất lớn khiến CPI năm nay tăng thấp”, ông Minh nói thêm. Ồng Minh vẫn tin rằng, năm 2022, CPI vẫn được kiểm soát và chỉ dao động xung quanh con số 2,5%, tuy nhiên, áp lực nặng lạm phát đè nặng lên 2 tháng đầu năm rất lớn vì rơi vào thời điểm cả nước đón Tết Nguyên đán Nhâm dần. “Cuối năm 2021 giá sản phẩm chăn nuôi (lợn, gà…) có biểu hiện giảm khá mạnh trong khi giá thức ăn chăn nuôi lại tăng và đứng ở mức cao. Tình trạng này sẽ tạo áp lực rất mạnh, làm tăng giá thực phẩm những tháng đầu năm 2022 khi Việt Nam đón Tết Nhâm Dần và mùa Lễ hội năm 2022 được tổ chức… Bên cạnh đó, tình hình thiên tai, dịch bệnh vẫn còn diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là biến chủng Omicron với tốc độ lây lanh chóng mặt sẽ ảnh hưởng rất lớn hoạt động sản xuất nông nghiệp, cung - cầu hàng hóa trên thị trường gây áp lực rất lớn lên lạm phát những tháng đầu năm 2022”, ông Minh nhấn mạnh. Ông Nguyễn Xuân Định, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cũng tin rằng, năm 2022, CPI nhiều khả năng tăng thấp hơn năm 2021 (tăng 1,84%) và sẽ là năm lạm phát thấp kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây, nhưng áp lực lạm phát đè nặng lên 2 - 3 tháng đầu năm rất lớn. “Ngay từ đầu năm áp lực lạm phát được đánh giá là rất lớn; nhất là khi Tết nguyên đán Nhâm dần 2022 diễn ra sớm nên chỉ số giá tiêu dùngtháng 1 và tháng 2 có thể ở mức cao theo quy luật khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao thời điểm cận Tết”, ông Định lo ngại. Năm 2022, lạm phát thấp, nhưng kiểm soát không dễ dàng Năm 2021 trong khi các nền kinh tế thế giới bắt đầu phải kiểm soát lạm phát khi chỉ số lạm phát của nhiều nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, EU, Anh quốc... đạt mức tăng cao nhất trong nhiều thập kỷ vừa qua thì lạm phát của Việt Nam lại đạt mức thấp kỷ lục. Năm 2022, kịch bản nhiều khả năng sẽ lặp lại. Nguyên nhân, theo ông Định, mặc dù lạm phát năm 2022 nhiều khả năng vẫn giữ ở mức thấp nhưng điều hành giá cả thị trưởng không hề đơn giản. “Cũng như năm 2021, CPI chỉ tăng 1,84%, chưa bằng nửa mục tiêu Quốc hội đặt ra, nhưng do dịch bệnh Covid-19 nên có những thời điểm một số mặt hàng trọng yếu như xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, thức ăn chăn nuôi... tăng chóng mặt, tạo áp lực rất lớn lên công tác kiểm soát lạm phát. Dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp và khó lường, nên điều hành giá năm 2022 cũng không hề dơn giản”, ông Minh nhấn mạnh. Theo ông Minh đến thời điểm hết quý III năm 2021, lạm phát vẫn ở mức rất thấp (CPI 9 tháng đầu năm chỉ tăng 1,82% là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016, trong đó, CPI tháng 9/2021 giảm 0,62% so với tháng trước) nhưng đáng tiếc là các nhà hoạch định và điều hành chính sách đã bỏ lỡ cơ hội điều chỉnh các mặt hàng do Nhà nước định giá, đặc biệt là học phí và viện phí để thực hiện Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. “Chúng ta đã có cơ hội rất lớn để tiếp tục điều chỉnh giá một số loại dịch vụ trọng yếu tiệm cận với giá thị trường nhằm đẩy nhanh triển khai Nghị định 60/2021, nhưng Chính phủ không thực hiện vì có cơ hội nhưng điều kiện không cho phép do dịch bệnh, thu nhập của người dân bị giảm nên khó có thể tăng các loại hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Năm 2022, có cơ hội (CPI thấp) nếu điều kiện cho phép, cần phải điều chỉnh giá một số loại dịch vụ do Nhà nước định giá lên mức hợp lý, nhưng phải cẩn trọng”, ông Định đề xuất. Vẫn tin rằng, CPI năm 2022 giữ được ở mức thấp, nhưng theo chuyên gia kinh tế PGS.TS Ngô Trí Long thì không thấp như dự báo của nhiều chuyên gia khác. “Nhiều tổ chức quốc tế dự báo CPI của Việt Nam trong năm 2022 tăng khoảng 3,5 - 4%, trong trường hợp rủi ro cao (phụ thuộc vào giá cả hàng hoá thế giới) có thể vượt 4%, nhưng tôi nghĩ năm nay, CPI dao động từ 3,4% đến 3,7%”, ông Long dự báo. Ông Long cảnh báo, để kiểm soát được lạm phát năm 2022 không hề dễ dàng mặc dù các dự báo đều cho thấy CPI vẫn dưới mức Quốc hội cho phép (4%) vì đã xuất hiện nhiều yếu tố CPI tăng mạnh ngay trong tháng 1 và tháng 2 năm 2022. Kinh tế thế giới đã và đang dần phục hồi, mặc dù tốc độ phục hồi thấp hơn dự báo, nhưng giá cả hàng hóa đang có xu hướng gia tăng, một số mặt hàng như xăng dầu đã tăng rất cao, nhiều nước phát triển ghi nhận mức lạm phát cao nhất lịch sử. Với nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam, theo ông Long, áp lực rủi ro lạm phát nhập khẩu rất lớn. “Nhập khẩu lạm phát được dự đoán sẽ tăng cao, khi các đối tác thương mại lớn có mức lạm phát cao kỷ lục tiếp tục tăng các gói kích cầu lớn cùng với sự phức tạp của đại dịch. Quỹ Tiền tệ quốc tế và nhiều tổ chức quốc tế khác cũng đã có những cảnh báo đối với Việt Nam về rủi ro - lạm phát nhập khẩu gia tăng. Vì vậy, trong điều hành chính sách tiền tệ cũng cần phải có những kịch bản cần thiết theo hướng thắt chặt trong điều kiện cần phải kiểm soát lạm phát”, ông Long khuyến nghị. |