【đội hình heidenheim gặp dortmund】Khung pháp lý cần kiến tạo, mở đường cho doanh nghiệp
Vận động “Doanh nhân, doanh nghiệp đóng góp ý kiến hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế” | |
Nhiều điểm mới tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019 | |
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương khảo sát tại cửa khẩu Tân Thanh |
Diễn đàn “Doanh nhân, doanh nghiệp tư nhân hiến kế hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế” |
Cần hạn chế rủi ro về pháp lý
Trước đó, Ban Kinh tế Trung ương đã tổ chức Cuộc vận động “Doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp ý kiến hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế” nhằm mục đích khơi dậy sức sáng tạo, tinh thần trách nhiệm và huy động trí tuệ của cộng đồng DN, doanh nhân đối với đất nước, góp phần triển khai thực hiện thành công các chủ trương của Đảng, nhất là các nghị quyết của Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả của DNNN.
Diễn đàn thu hút hơn 300 đại diện DN, doanh nhân tư nhân trong nước và nước ngoài là hội viên của Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam. Trong đó, các DN, doanh nhân tư nhân đã đem đến Diễn đàn hơn 100 tham luận với nhiều đề xuất, kiến nghị nhằm “hiến kế” với Đảng, Nhà nước hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế đất nước.
Các ý kiến tập trung thảo luận, trao đổi nhiều vấn đề xung quanh việc phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung và phát triển kinh tế tư nhân nói riêng như: DN tiên phong chuyển đổi số để thúc đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia; đề xuất giải pháp XK nông sản Việt Nam bền vững; nâng cao năng lực cạnh tranh của DN; phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn...
Kiến nghị về giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia, ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank cho rằng, cần sớm ban hành các luật, khung pháp lý trong các lĩnh vực liên quan đến đổi mới, sáng tạo để kiến tạo, khuyến khích, hỗ trợ cho sự phát triển ứng dụng công nghệ 4.0 và đặt biệt là tạo môi trường thuận lợi cho DN phát triển.
“Luật và các văn bản dưới Luật cần phải đồng bộ, cụ thể, rõ ràng phù hợp cơ bản với thông lệ quốc tế, tạo sự bình đẳng về chính sách cho các loại hình DN. Loại bỏ các văn bản dưới Luật cản trở, gây khó khăn cho DN”, ông Nguyễn Đình Thắng nói.
Đại diện LienVietPostBank cũng kiến nghị cần có cơ chế, chính sách cho các DN, tổ chức, địa phương được triển khai thử nghiệp công nghệ, giải pháp mới mà Luật chưa ban hành hay chưa phù hợp với CMCN 4.0 và chuyển đổi số.
Để giúp DN chuyển đổi số, ông Thắng cho rằng khung pháp lý của Nhà nước, chính phủ cần kiến tạo, mở đường cho DN đổi mới sáng tạo và hạn chế được rủi ro về pháp lý.
“Chính sách khuyến kích, tạo điều kiện thuận lợi cho DN ứng dụng công nghệ mới và chuyển đổi số. Quan trọng nhất là cho phép thử nghiệm sản phẩm mới, công nghệ mới của Việt Nam còn vướng vì pháp luật chưa có hoặc chưa phù hợp với đổi mới, sáng tạo. Đồng thời, cần thúc đẩy, hỗ trợ để hình thành các DN công nghệ lớn”, ông Nguyễn Đình Thắng nói.
Cần tạo môi trường thuận lợi cho DN phát triển
Liên quan đến các giải pháp để hình thành các tập đoàn kinh tế (TĐKT) tư nhân lớn, GS. Nguyễn Mại cho rằng, việc hình thành các TĐKT tư nhân Việt Nam khá đa dạng, một số đi lên từ BĐS nhờ vào tích lũy vốn từ đất đai do giá đất tăng lên nhiều lần trong quá trình đô thị hóa và hình thành các khu công nghiệp.
Số khác khởi nghiệp bằng kinh doanh thương mại, mở các cửa hàng bán buôn, bán lẻ ở trong nước và XNK. Bên cạnh đó không ít DN nhờ vào tích lũy vốn từ kinh doanh ở nước ngoài, chuyển về nước vào thời kỳ nhà nước khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài chuyển kiều hối, đầu tư sản xuất, kinh doanh và đã tăng trưởng rất nhanh.
Ông nhấn mạnh, Nghị quyết của Hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ V, Khóa XII khẳng định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Nghị quyết đã tạo ra cơ hội mới đối với phát triển kinh tế tư nhân, khuyến khích phát triển DNVVN, DN khởi nghiệp, đồng thời khuyến khích việc hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế lớn, trong đó có những tập đoàn xuyên quốc gia để làm chủ thị trường trong nước và từng bước tăng cường vị thế của DN Việt trên thị trường khu vực và thế giới.
“Nhà nước cần có chính sách khuyến khích phát triển TĐKT trong nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, công nghiệp và dịch vụ hiện đại, nghiên cứu & phát triển, làm hạt nhân trong từng chuỗi cung ứng sản phẩm, đồng thời quy định minh bạch về quan hệ hợp đồng trong nội bộ tập đoàn để đề phòng và xử lý kịp thời tình trạng “chuyển giá”, trốn thuế, sở hữu chéo, hình thành mối “quan hệ cánh hẩu” giữa DN với ngân hàng, với cơ quan nhà nước”, GS. Nguyễn Mại lưu ý.
Liên quan vấn đề cơ hội của DN khi Việt Nam đang hội nhập sâu, ông Phạm Văn Việt, Phó chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TPHCM cho rằng, để tận dụng được ưu đãi thuế quan trong các EVFTA, CPTPP ..., hiện điểm nghẽn lớn nhất đối với ngành dệt may lâu nay vẫn chưa được giải quyết triệt để là bế tắc ở khâu đầu tư dệt nhuộm, với vô vàn thủ tục khó khăn, ngặt nghèo mà DN khó lòng đáp ứng được.
Để đạt được yếu tố này, Hội kiến nghị Chính phủ quan tâm đến việc đầu tư các khu công nghiệp tập trung chuyên ngành có nhà máy xử lý nước thải đạt chuẩn quốc tế, bảo đảm môi trường xanh sạch cho người dân và cũng là đểbbảo đảm cho sản phẩm của ta XK sang các nước được đón nhận.
“Đặc biệt, không khuyến khích các DN nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực may mà hãy để việc này cho các DN Việt Nam”, ông Phạm Văn Việt kiến nghị.
Phát biểu kết luận Diễn đàn, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương khẳng định, những ý kiến, đề xuất tại Diễn đàn sẽ được tập hợp gửi về Ban Tổ chức Cuộc vận động “Doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp ý kiến hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế” để xem xét, đánh giá, tôn vinh tại Lễ tổng kết Cuộc vận động.
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/911e296716.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。