【keo nha cai com】Nâng tổng mức dự trữ quốc gia đáp ứng yêu cầu thực tế
Tuy nhiên, thời gian gần đây, tổng mức DTQG có xu hướng giảm ảnh hưởng đến việc xuất cấp hàng hóa. Tổng cục DTNN đã đưa ra định hướng để xây dựng Chiến lược phát triển DTQG đến năm 2030, định hướng đến năm 2040 nhằm nâng tổng mức DTQG.
Quy mô DTQG đang giảm dần
Theo bà Hương, công tác quản lý chất lượng và bảo quản hàng DTQG tại các bộ, ngành thời gian qua đã được quan tâm, tăng cường từ việc bố trí cơ quan quản lý DTQG chuyên trách tại Bộ Tài chính đến việc các bộ, ngành bố trí cán bộ quản lý DTQG kiêm nhiệm nhưng am hiểu về lĩnh vực DTQG nên công tác quản lý luôn được chấp hành đúng quy định. Nhiều quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế kỹ thuật hàng DTQG đã được ban hành, tạo cơ sở pháp lý trong công tác quản lý hàng DTQG.
Việc rà soát danh mục hàng DTQG được thực hiện hàng năm. Qua báo cáo của các bộ, ngành quản lý hàng DTQG, đến nay, 5 nhóm hàng (bảo đảm an ninh kinh tế, an sinh xã hội; phục vụ ứng phó thiên tai, thảm họa và tìm kiếm cứu nạn; phục vụ an ninh, quốc phòng, bảo vệ biên giới, biển đảo; phòng chống dịch bệnh và cấp cứu cho người; phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi và cây trồng) và mặt hàng DTQG hiện đang giao cho các bộ, ngành quản lý cơ bản là phù hợp và đã được cụ thể hóa về danh mục, phân công quản lý. Danh mục các mặt hàng DTQG đã từng bước được rà soát, sắp xếp và đổi mới cơ cấu mặt hàng; đã dần loại bỏ ra khỏi danh mục một số mặt hàng có thời hạn bảo quản ngắn, công nghệ lạc hậu như: thuốc và trang thiết bị y tế, hạt giống bông, xe phát thanh lưu động…
Tuy nhiên, theo bà Hương, Chiến lược DTQG đến năm 2020 quy định, tăng cường tiềm lực DTQG đảm bảo đến năm 2015 với tổng mức DTQG đạt khoảng 0,8 - 1% GDP và đến năm 2020 đạt khoảng 1,5% GDP. Đến nay, tổng mức DTQG có khoảng 10.000 tỷ đồng, tăng khoảng 1,5 lần so với năm 2010, song quy mô DTQG ngày càng có xu hướng giảm. Tổng giá trị hàng DTQG năm 2013 đạt khoảng 0,24% GDP, đến năm 2017 đạt khoảng 0,19% GDP và ước đến nay mức DTQG chỉ đạt khoảng 0,18% GDP, rất thấp so với mục tiêu Chiến lược phát triển DTQG đến năm 2020 đã đề ra.
Với tổng mức DTQG như hiện nay, khó có thể chủ động đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách về khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo an ninh, quốc phòng, nhất là khi xảy ra các tình huống đột xuất, cấp bách trên diện rộng và tình hình an ninh quốc phòng diễn biến phức tạp.
“Đấy là còn chưa kể hệ thống kho DTQG của các bộ, ngành quản lý hàng DTQG hiện nay vẫn còn phân tán, xuống cấp, phương pháp bảo quản chưa đồng bộ. Ngoài một số điểm kho được xây mới, đa số hệ thống kho được xây dựng cách đây khoảng 30- 40 năm. Công nghệ bảo quản còn lạc hậu, thô sơ, trong khi đó điều kiện nhiệt độ, thời tiết và khí hậu diễn biến bất thường ảnh hưởng đến chất lượng bảo quản hàng dự trữ”, bà Hương nói.
Đề xuất bổ sung mặt hàng thiết yếu
Bà Hương cho biết, các cán bộ, công chức ngành DTQG trong những năm qua đã cố gắng nỗ lực phấn đấu để đạt được mục tiêu mà ngành đề ra như tham gia nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách trong lĩnh vực DTQG, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, từng bước chuyên nghiệp hóa để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Tuy nhiên, trước những diễn biến khó lường của thời tiết, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và yếu tố lạm phát nên rất cần một Chiến lược phát triển DTQG mới để đáp ứng thực tế hiện nay. Do đó, Tổng cục DTNN đã đưa ra định hướng, trong năm 2019, đơn vị sẽ phối hợp với các bộ, ngành quản lý hàng DTQG tập trung xây dựng Chiến lược phát triển DTQG đến năm 2030, định hướng đến năm 2040 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Cụ thể, về tổng mức DTQG, căn cứ dự báo tình hình kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn tới, cũng như để đáp ứng quan điểm, mục tiêu của DTQG đã đề ra, Tổng cục DTNN đề nghị các bộ, ngành rà soát, cân đối, xây dựng, đề xuất kế hoạch chi ngân sách nhà nước cho phù hợp. Trên cơ sở đó, đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt tổng mức DTQG theo tỷ lệ % GDP trong Chiến lược này.
Bên cạnh đó, về danh mục hàng DTQG, Tổng cục DTNN đề nghị các bộ, ngành được phân công quản lý hàng DTQG rà soát 5 nhóm mặt hàng đã được quy định tại Chiến lược phát triển DTQG đến năm 2020, qua đó, xây dựng, đề xuất bổ sung những mặt hàng thiết yếu, chiến lược mới cần đưa vào danh mục hàng DTQG và đề xuất loại bỏ những danh mục lạc hậu, có thời gian bảo quản ngắn, thông dụng trên thị trường.
Ngoài ra, về kho chứa hàng DTQG, Tổng cục DTNN sẽ tăng cường vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để tiếp tục xây dựng các điểm kho DTQG theo quy hoạch tổng thể kho đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời, toàn ngành DTNN sẽ tập trung vào công nghệ bảo quản hàng DTQG; phát triển công nghệ thông tin đáp ứng hiện đại hóa ngành DTQG.
An Nhi