Với điều kiện thời tiết nhiều bất lợi cho cây lúa vào thời điểm cận tết như hiện nay và dự báo còn kéo dài trong,đồngruộsoi kèo trực tiếp soikeotructiep.com sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nông dân và cán bộ chuyên môn tại các địa phương trong tỉnh vui xuân nhưng không quên đồng ruộng. Cán bộ ngành nông nghiệp tỉnh thường xuyên phối hợp cùng nông dân thăm đồng trước, trong và sau tết. Những ngày vừa qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện một số cơn mưa trái mùa nặng hạt; đặc biệt là vào sáng sớm có sương mù dày đặc trên các cánh đồng lúa Đông xuân trong tỉnh. Theo chia sẻ của ngành nông nghiệp tỉnh thì với tình hình thời tiết như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều đối tượng sinh vật phát triển và gây hại nặng trên các trà lúa Đông xuân, nhất là giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trổ. Do đó, để bảo vệ tốt cho vụ lúa chính trong năm (Đông xuân), bà con nông dân trong tỉnh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp phòng ngừa và điều trị các đối tượng dịch hại cho cây lúa. Đang rảo quanh thăm 1,6ha lúa Đông xuân của gia đình được hơn 50 ngày tuổi, ông Nguyễn Văn Năng, ở ấp 5, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, cho hay: “Thời tiết bây giờ không còn theo quy luật nên dịch hại trên lúa cũng xuất hiện nhiều hơn trước. Vì vậy, tôi và bà con nơi đây thường xuyên đi thăm đồng để kịp thời phát hiện và phòng trị sinh vật hại được hiệu quả, hạn chế sự gây hại của dịch bệnh. Mặc dù vừa phun thuốc phòng ngừa bệnh đạo ôn lá xong do tình hình sương mù xuất hiện nhiều trong những ngày qua, nhưng tới đây, vào những ngày vui xuân đón Tết cổ truyền, bản thân sẽ không lơ là mà vẫn thường xuyên đi thăm đồng, với mong muốn vụ lúa Đông xuân năm nay sẽ trúng mùa, bán được giá”. Cùng ý thức vui xuân không quên ruộng đồng, ông Nguyễn Văn Mười Một, ở ấp 2, xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, chia sẻ: “Hiện tại, trà lúa của tôi và bà con ở cánh đồng nơi đây được hơn 40 ngày tuổi và đang phát triển khá tốt, chưa xuất hiện sâu bệnh gì đáng kể và hứa hẹn sẽ cho năng suất cao khi thu hoạch. Tuy nhiên, để an tâm vui xuân đón tết sắp đến, tôi chuẩn bị phun xịt một đợt thuốc bảo vệ thực vật để phòng ngừa sâu bệnh phổ biến ở giai đoạn này và tăng cường đi thăm đồng nhiều hơn nhằm theo dõi tình hình phát triển của cây lúa trong dịp tết. Hiện mọi chi phí đầu tư cho cây lúa đang ở mức cao, nhất là tiền phân bón. Nếu lỡ để dịch hại tấn công làm ảnh hưởng đến cây lúa, gây giảm năng suất vào lúc thu hoạch thì nông dân sẽ chịu nhiều gánh nặng”. Đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 75.433ha lúa Đông xuân 2022-2023, trong đó lúa ở giai đoạn mạ có khoảng 6.000ha, giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng có khoảng 68.000ha, giai đoạn trổ chín có khoảng 1.600ha. Mặc dù bận rộn, tất bật với nhiều công việc để chuẩn bị đón chào năm mới, tuy nhiên, qua ghi nhận thực tế tại nhiều cánh đồng lúa trên địa bàn tỉnh vào thời điểm này thì hầu hết bà con đều tất bật chăm sóc ruộng lúa của gia đình mình chứ không dám lơ là bỏ lúa để ăn tết. Bởi trong thời điểm trước, trong và sau tết, thời tiết khá thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh xuất hiện và gây hại nhiều hơn. Do đó, theo chia sẻ của bà con thì nếu nông dân chỉ mãi lo vui xuân đón tết mà bỏ quên đồng ruộng, lỡ có sâu bệnh tấn công sẽ tốn nhiều chi phí và ảnh hưởng đến năng suất lúa và lợi nhuận khi thu hoạch. Với tình hình thời tiết như hiện nay, ngành nông nghiệp tỉnh dự báo về một số dịch hại có thể xuất hiện trước, trong và sau tết mà nông dân cần chú ý theo dõi và phòng ngừa hiệu quả. Cụ thể, bệnh đạo ôn lá có khả năng phát triển mạnh trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh và tập trung gây hại trên những giống lúa mẫn cảm như Đài Thơm 8, OM 18; bệnh bạc lá (cháy bìa lá) có khả năng gây hại nặng trên ruộng lúa ở giai đoạn đòng và trổ, nhất là những ruộng gieo sạ dày, bón thừa phân đạm, tập trung ở các giống lúa RVT, OM 5451. Đặc biệt, qua theo dõi tình hình rầy nâu vào đèn trong tháng 12 năm 2022 và kết quả điều tra đồng ruộng mới đây của ngành nông nghiệp tỉnh cho thấy, trên địa bàn tỉnh sẽ có đợt rầy cám đang nở ở tuổi 2-3, với mật số phổ biến từ 500-1.000 con/m2. Dự báo sẽ có một đợt rầy cám nở rộ từ ngày 22 đến 27-1 này (nhằm ngày mùng 1 đến mùng 7 tết), trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng, trổ. Đồng thời dự báo khả năng mật số rầy nâu sẽ cao hơn so với cùng kỳ các năm gần đây do điều kiện vụ lúa Đông xuân năm nay rất thuận lợi cho rầy nâu phát triển. Công tác kiểm tra nồng độ mặn trên đồng ruộng và ngoài kênh cũng sẽ được cán bộ chuyên môn của huyện Long Mỹ thực hiện chặt chẽ trước, trong và sau tết. Ông Bạch Văn Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) tỉnh, cho biết: Trước tình hình dự báo về sinh vật hại trước, trong và sau tết như trên, đơn vị khuyến cáo nông dân vui xuân đón tết nhưng không quên đồng ruộng. Bên cạnh đó, cán bộ chuyên môn của ngành cần tăng cường thăm đồng và xây dựng kế hoạch về việc tổ chức tập huấn tình hình dịch hại và hướng dẫn biện pháp phòng trừ cho bà con ngay trước tết đối với các khu vực được dự báo về tình hình dịch hại sẽ bộc phát, đồng thời cần chú ý các vùng có trồng giống lúa thơm chất lượng cao như OM 5451, RVT, Đài Thơm 8, ST 24, ST 25,… Cũng theo ông Sơn, các Trạm TT&BVTV huyện Châu Thành, thành phố Ngã Bảy, thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ cần thường xuyên phối hợp với Trạm thủy lợi để cập nhật số liệu về diễn biến mặn xâm nhập trên địa bàn nhằm cung cấp thông tin sớm, kịp thời giúp nông dân chủ động phòng tránh mặn cho lúa, cây ăn trái và rau màu được hiệu quả, từ đó an tâm vui xuân đón tết. Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC |