>> Bình Phước trong trái tim những người lính
>> Phước Long: Anh dũng trong đấu tranh,ộcThiệntrecircnđườngvềđiacutechnocircngthocircnmớđu doan bong da anh hùng trong lao động
BP - Những ngày trung tuần tháng 3, cả hệ thống chính trị của xã biên giới Lộc Thiện phấn khởi thi đua thực hiện các công trình chào mừng 20 năm Ngày thành lập xã (20-4-1998 - 20-4-2018) và 43 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Phước (23-3-1975 - 23-3-2018). Chủ tịch UBND xã Giang Thị Hiền cho biết, là xã nghèo của huyện Lộc Ninh, đời sống bà con dân tộc thiểu số khu vực biên giới còn nhiều khó khăn nhưng so với 20 năm trước, Lộc Thiện hôm nay đã thật sự chuyển mình, phấn đấu năm 2019 sẽ về đích nông thôn mới…
Người dân Nỗ LỰC THOÁT NGHÈO
21 năm lập nghiệp trên biên giới Lộc Thiện, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ấp 11B Hoàng Xuân Thiềm (1957), dân tộc Tày, đã có 20 năm là cán bộ ấp, xúc động: “Quê tôi ở ven hồ Ba Bể - Bắc Kạn, xung quanh là núi đá cao, đất sản xuất rất ít, nên người Tày luôn khát khao có đất sản xuất. Khi đến ấp 11B là nơi sinh sống tập trung của bà con Bình - Trị - Thiên được Nhà nước đưa vào làm công nhân cao su những năm 1980, nên mỗi hộ chỉ có vài ba sào đất trồng hồ tiêu. Không có đất sản xuất liền cư nhưng 34 hộ dân tộc Tày cũng như các hộ người Kinh ở ấp 11B không nản lòng mà vẫn cần cù, chịu khó làm công để tích lũy vốn mua đất xa nhà lập vườn, rẫy. Nhờ đó, nay đa phần bà con ở ấp 11B đều có từ 1-10 ha đất trồng cao su, điều... Hiện nay, trên địa bàn ấp có 2 doanh nghiệp là Công ty TNHH chế biến hạt điều Hoàng Phú và Công ty TNHH Mỹ Lệ (thu mua, xuất khẩu hồ tiêu) đứng chân, đều ưu tiên tuyển công nhân tại chỗ để tạo việc làm ổn định cho người dân...”.
Làm đường bê tông theo Đề án 03 ở xã Lộc Thiện
Ấp 11B có 312 hộ, 5 năm trước tỷ lệ hộ nghèo chiếm 30%, năm 2017 chỉ còn 11 hộ nghèo và 6 hộ cận nghèo. 11B dẫn đầu xã Lộc Thiện về xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, ngoài đường liên thôn 3 ấp với chiều dài khoảng 1,5km vẫn còn sỏi đỏ, còn lại 9 đường xương cá hơn 3km đã được bê tông hóa. Đời sống văn hóa của người dân dần được nâng cao. Ấp 11B có đội bóng đá, bóng chuyền, Câu lạc bộ hát then và là khu dân cư an toàn, không có các tệ nạn xã hội...
Ấp trưởng Hoàng Xuân Thiềm cho biết: Ngoài sự nỗ lực vươn lên của người dân, còn có sự tiếp sức của Nhà nước qua các chính sách hỗ trợ hộ nghèo. Những năm qua, 11B có 14 hộ nghèo được xây nhà tình thương. Đặc biệt, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội với nhiều chương trình cho vay như hộ nghèo, nước sạch, hỗ trợ sản xuất... hiện có nhiều hộ được vay mức 50 triệu đồng. Từ nguồn vốn vay ưu đãi, bà con đầu tư chăm sóc cây trồng, chăn nuôi, tránh tệ nạn tín dụng đen với lãi suất cao để giữ đất sản xuất. Từ tiếp sức của Nhà nước, nhiều hộ nghèo trước đây chây ỳ, sa đà vào rượu chè nay đã biết làm kinh tế thoát nghèo bền vững. Điển hình, gia đình ông Thạch Kim Thành (dân tộc Khơme) nghèo vì đông con, không có đất sản xuất. Trước đây, ông chỉ chìm trong men rượu thì nay đã lo làm kinh tế, nuôi dạy con. Hiện các con của ông đều đã lớn và làm công nhân. Vợ chồng ông Thành nhận trông coi vườn cao su tư nhân ở khu vực biên giới. Tiền công trông vườn cộng với vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội ông bà đầu tư nuôi bò thả vườn cao su. Hộ ông Nguyễn Văn Linh nghèo vì bị bệnh, được Nhà nước hỗ trợ nhà tình thương và vay vốn ngân hàng nuôi bò, nay đã vươn lên thoát nghèo.
ĐỔI THAY ở XÃ NGHÈO
Chủ tịch UBND xã Giang Thị Hiền cho biết: Năm 1998, xã Lộc Thiện được thành lập trên cơ sở chia lại địa giới hành chính 2 xã Lộc Thái, Lộc Thành. Lúc đó, cơ sở hạ tầng xã thấp kém, đường đất đỏ mùa nắng mù mịt bụi, mùa mưa lầy lội. Điện lưới quốc gia chỉ có ở trung tâm xã với khoảng 20% hộ có điện. Lộc Thiện có 8km đường biên giới, 2 ấp dân tộc S’tiêng sinh sống tập trung là ấp Vườn Bưởi và Măng Cải, trình độ dân trí thấp với nhiều tập tục lạc hậu; thuộc diện xã nghèo 135, kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng hơn 85%.
Cùng với quan tâm đầu tư của Nhà nước thông qua các chương trình quốc gia 135, 160, 134; hỗ trợ của tỉnh, huyện xây nhà đại đoàn kết, cho vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội và sự cần cù, chịu khó lao động vươn lên thoát nghèo của người dân, Lộc Thiện hôm nay đã thật sự đổi mới. Năm 2010, Lộc Thiện không còn trong danh sách xã nghèo 135. Trên địa bàn xã có 5 tuyến đường giao thông chính với tổng chiều dài hơn 40km, trong đó gần 10km nhựa hóa. Hệ thống giao thông kết nối thôn, ấp và liên thông các xã Lộc Thành, Lộc Hưng, Lộc Thái, thị trấn Lộc Ninh là huyết mạch phát triển kinh tế nông thôn, đang từng bước được bê tông hóa.
Năm 2017, hộ nghèo xã Lộc Thiện giảm còn 3,8% (năm 1998 là 12,5%); thu nhập bình quân đạt 29,5 triệu đồng/người. Thu ngân sách và vận động các quỹ đạt 152,93 triệu đồng, bằng 105% kế hoạch được giao. Tăng trưởng kinh tế ở mức 12,2%, tổng thu nhập xã hội 221 tỷ đồng, đạt 105% nghị quyết Đảng bộ xã đề ra. Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt 12/19 tiêu chí, năm 2019 Lộc Thiện được chọn về đích nông thôn mới.
Là xã biên giới nên xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, an ninh trật tự xã hội trên địa bàn và khu vực biên giới được Đảng bộ, chính quyền xã chú trọng quan tâm. Các lực lượng công an, quân sự xã phối hợp Đồn biên phòng Tà Nốt thường xuyên tuần tra, truy quét trên tuyến biên giới và nội địa góp phần giữ gìn an ninh biên giới bình yên. Năm 2017, toàn xã có 6/7 khu dân cư văn hóa, 93,01% gia đình văn hóa...
Phương Hà