Xu thế toàn cầu
TheđịnhhướngxanhhoádoanhnghiệpViệtsẵnsàngđápứngtiêuchuẩnmớsoi kèo xiên bóng đá hôm nayo đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC) quy định sinh thái của Liên minh châu Âu vốn được áp dụng cho các sản phẩm liên quan đến năng lượng, nay sẽ mở rộng sang hàng điện tử, dệt may, đồ nội thất, đệm và lốp xe… nhằm chấm dứt mô hình kinh doanh công nghệ và thời trang với các sản phẩm có vòng đời ngắn ở châu Âu.
Quy định mới này yêu cầu hàng dệt may vào thị trường châu Âu phải có tuổi thọ cao, có thể tái sử dụng và sửa chữa được. Để đạt được tiêu chuẩn này, nhà sản xuất phải sử dụng sợi tái chế, không chứa chất độc hại, thân thiện với môi trường.
Khi hàng dệt may không còn sử dụng được, nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm thu hồi và tái chế, hạn chế tối đa việc đốt và chôn lấp các sản phẩm. Tất cả những thông tin trên phải được nhà sản xuất cung cấp cho người tiêu dùng thông qua việc gắn hộ chiếu kỹ thuật số cho từng sản phẩm. Quy định sinh thái của Liên minh châu Âu cũng kêu gọi các công ty thời trang giảm số lượng bộ sưu tập mỗi năm.
Đề xuất của EC về các tiêu chuẩn sinh thái áp dụng cho nhiều loại hàng hoá trong đó có hàng dệt may phản ánh phần nào xu thế tiêu dùng xanh của thị trường châu Âu. Đây là những thông tin mà các hãng thời trang, những doanh nghiệp may mặc làm ăn ở thị trường châu Âu, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam, cần sớm cập nhật. Với quy định này của EC, ngành dệt may Việt Nam phải thay đổi để đáp ứng quy định sinh thái mới đối với hàng dệt may tiêu thụ tại EU.
Dệt may là ngành có tác động lớn thứ tư đến môi trường và biến đổi khí hậu. Do đó, chiến lược mới sẽ đảm bảo hàng dệt may được sản xuất bền hơn, có thể sửa chữa, tái sử dụng và tái chế, nhằm giải quyết nhanh chất thải thời trang và dệt may.