【chẵn lẻ tài xỉu】IMF: Nền kinh tế Palestine đang chìm trong khủng hoảng tài khóa
Người dân Palestine nhận hàng cứu trợ tại Dải Gaza. |
TheềnkinhtếPalestineđangchìmtrongkhủnghoảngtàikhóchẵn lẻ tài xỉuo báo cáo, nợ công của Palestine đã tăng lên 49,3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2021, từ mức 34,5% GDP năm 2019.
Các thách thức tài khóa chủ yếu liên quan vấn đề cơ cấu và nếu các chính sách không thay đổi, GDP bình quân đầu người của Palestine dự kiến sẽ sụt giảm.
IMF ước tính nợ công, bao gồm các khoản nợ tồn đọng, dự kiến sẽ tăng lên 65% GDP vào cuối năm 2027 nếu thâm hụt tài khóa tiếp tục.
Thâm hụt tài khóa ước đã ở mức 5,3% GDP trong năm 2021, tăng từ 4,5% GDP năm 2019. Những thách thức này càng trở nên trầm trọng hơn do tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói cao, đặc biệt là ở Dải Gaza.
IMF cho hay trong bối cảnh tình hình chính trị và an ninh phức tạp hiện nay, sự kết hợp giữa tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, nguồn tài trợ ngày càng giảm sút và chi tiêu gia tăng đã dẫn đến các mức thâm hụt tài khóa cao ở Palestine.
IMF nhận xét: "Với các lựa chọn tài chính hạn chế, nợ ngày càng phình lên và nếu không có sự thay đổi về chính sách, triển vọng kinh tế của Palestine sẽ rất tồi tệ và GDP bình quân đầu người dự kiến sẽ sụt giảm trong trung hạn."
Theo IMF, kế hoạch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 và sự phục hồi trong chi tiêu tiêu dùng đã giúp kinh tế Palestine phục hồi khi ghi nhận mức tăng trưởng 6% trong năm 2021, so với mức giảm 11,3% năm 2020. Riêng khu Bờ Tây đạt tốc độ tăng trưởng GDP 7% trong năm ngoái.
Trong khi đó, GDP của Dải Gaza chỉ đạt mức tăng 2%, một phần do ảnh hưởng từ cuộc xung đột hồi tháng 5/2021 giữa quân đội Israel và phong trào Hamas kiểm soát Dải Daza của Palestine.
Mặc dù vậy, GDP của Palestine được dự báo chỉ có thể đạt mức tăng trưởng trước đại dịch vào cuối năm 2023.
Lạm phát do giá đồng shekel của Israel tăng và chi phí nhập khẩu từ Israel cao hơn cũng là những thách thức đối với nền kinh tế Palestine. Tỷ lệ thất nghiệp của Palestine vẫn ở mức cao 24% vào cuối năm 2021, trong đó Dải Gaza ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp 45%. Tỷ lệ thất nghiệp quá cao ở Dải Gaza có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ nghèo ngày càng gia tăng.
Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính gần 60% dân số ở Dải Gaza sống dưới mức nghèo khổ.
Báo cáo của IMF cho rằng khủng hoảng tài khóa, nợ ngày càng gia tăng, các điều kiện chính trị và kinh tế-xã hội, sự bùng phát trở lại của dịch COVID-19 cùng với cuộc xung đột Nga-Ukraine đã và đang gây thêm rủi ro cho nền kinh tế Palestine.
Trong khi nền kinh tế Palestine phục hồi trong năm 2021 và dự kiến sẽ tăng trưởng 4% trong năm nay, song đây chủ yếu là "sự phục hồi theo chu kỳ" từ cuộc suy thoái sâu trong năm 2020.
Về trung hạn, theo IMF, tăng trưởng kinh tế của Palestine sẽ giảm dần xuống mức là 2%./.