设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kết quả đêm nay】Sẽ giám sát dự án đầu tư ra nước ngoài trên 200 tỷ 正文

【kết quả đêm nay】Sẽ giám sát dự án đầu tư ra nước ngoài trên 200 tỷ

来源:Empire777 编辑:Cúp C1 时间:2025-01-11 03:54:12

se giam sat du an dau tu ra nuoc ngoai tren 200 ty

Môi trường đầu tư ra nước ngoài tiềm ẩn nhiều rủi ro,ẽgiámsátdựánđầutưranướcngoàitrêntỷkết quả đêm nay nên cần cơ chế giám sát. Ảnh Internet.

Cần giám sát từ cơ quan chủ sở hữu và cơ quan tài chính

Quy định trên vừa được Bộ Tài chính hoàn thiện tại dự thảo Nghị định về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào DN, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và DN có vốn Nhà nước.

Theo Bộ Tài chính, từ năm 2006 tới nay, đầu tư ra nước ngoài của các DN Việt Nam tăng mạnh, trong đó phần lớn các dự án quy mô lớn là của các DN Nhà nước hoặc có vốn Nhà nước. Thực tế phần lớn hoạt động đầu tư ra nước ngoài được tiến hành bởi công ty cấp 2, cấp 3.

Vì vậy, việc giám sát, đánh giá hiệu quả của các dự án này do công ty mẹ thực hiện và hòa đồng chung vào kết quả giám sát, đánh giá chung của công ty mẹ mà không có cơ chế giám sát từ cơ quan chủ sở hữu và cơ quan tài chính.

Ngoài ra, nhiều DN có vốn Nhà nước cũng tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Trong bối cảnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các DN có vốn thời gian qua hiệu quả chưa cao, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, Bộ Tài chính đã xây dựng một chương riêng quy định về giám sát đầu tư ra nước ngoài của cả DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và DN có vốn Nhà nước.

Trong đó, đối tượng giám sát chỉ bao gồm các dự án có quy mô vốn lớn (vốn góp của DN Việt Nam trên 200 tỷ). Nội dung giám sát được quy định căn cứ đặc thù của hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Cụ thể đối tượng giám sát là các dự án/công ty tại nước ngoài có vốn đầu tư đăng ký trên 200 tỷ đồng của các DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, công ty con (do công ty mẹ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) trong mô hình tập đoàn kinh tế Nhà nước, tổng công ty Nhà nước, nhóm công ty mẹ - công ty con, công ty do công ty mẹ và công ty con góp vốn thành lập trước ngày 1-7-2010.

Các dự án/công ty tại nước ngoài có vốn đầu tư đăng ký trên 200 tỷ đồng của các công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ cũng thuộc đối tượng phải giám sát theo dự thảo của Bộ Tài chính.

Nội dung giám sát đối với dự án đầu tư ra nước ngoài của nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, gồm: Tình hình đầu tư vốn cho dự án đầu tư tại nước ngoài; Tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án; Tình hình thu hồi vốn và thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước; Rủi ro và dự kiến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ báo cáo tiếp theo; và tình hình ban hành, thực hiện Quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Khi các dự án/công ty tại nước ngoài có dấu hiệu mất an toàn về tài chính theo các tiêu chí đánh giá do cơ quan đại diện chủ sở hữu quy định đối với từng ngành nghề kinh doanh; có khả năng gặp các rủi ro khách quan liên quan đến chính trị, pháp lý, thị trường..., cơ quan đại diện chủ sở hữu phải tổng hợp đầy đủ và kịp thời đưa ra các cảnh báo và đề xuất phương án xử lý hợp lý cho DN.

Môi trường đầu tư rủi ro

Theo báo cáo Chính phủ trình Quốc hội về tình hình sản xuất- kinh doanh của DNNN trong năm 2013, tổng số nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty là hơn 1,5 triệu tỷ đồng, tăng hơn 200.000 tỷ đồng so với năm 2012 (tăng 9%). Con số này trong năm 2012 là 1.348.752 tỷ đồng. Nhưng nếu so với năm 2011 đã tăng 6%.

Mặc dù đã có nhiều cơ chế giám sát được ban hành, song vẫn chưa cải thiện nhiều tình trạng nợ nần của các DNNN. Trên thực tế, việc giám sát tài chính đối với DNNN là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quá trình tái cấu trúc, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của DN. Việc giám sát gián tiếp qua các báo cáo tài chính của DN đã từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, kỷ cương của số đông DNNN, đồng thời tạo ra sự phấn đấu, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2013/NĐ-CP về quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với DN do Nhà nước làm chủ sở hữu và DN có vốn Nhà nước. Nghị định được ban hành với quan điểm, ở đâu có vốn nhà nước đầu tư vào DN thì ở đó phải có sự giám sát của chủ sở hữu Nhà nước.

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Trong đó đã dành một chương về giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào DN và quản lý vốn nhà nước tại DN. Quy định này nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập trong việc sử dụng vốn và tài sản của DN. Theo đó, sẽ giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào DN; Giám sát hoạt động quản lý vốn, tài sản tại DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Giám sát hoạt động quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại DN khác; Giám sát hoạt động cơ cấu lại vốn nhà nước tại DN...

Giám sát đầu tư vốn ra nước ngoài của DNNN được đặc biệt coi trọng, theo đó, công ty mẹ sẽ giám sát tình hình đầu tư ra nước ngoài của công ty con; chủ sở hữu giám sát tình hình đầu tư ra nước ngoài của công ty mẹ và các DN có vốn góp. Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ hàng năm. Sở dĩ, quy định này được bổ sung vì hoạt động đầu tư ra nước ngoài tương đối rủi ro, các DN chủ yếu đầu tư vào các nước đang phát triển hoặc kém phát triển.

Phó cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) Đặng Quyết Tiến trong một cuộc hội thảo gần đây cho rằng, với môi trường rủi ro như vậy việc đưa các DN này vào diện giám sát tài chính là cần thiết.

热门文章

0.9853s , 7586.5859375 kb

Copyright © 2025 Powered by 【kết quả đêm nay】Sẽ giám sát dự án đầu tư ra nước ngoài trên 200 tỷ,Empire777  

sitemap

Top