当前位置:首页 > Cúp C1 > 【bóng đá kq】"Văn hóa nghề kho bạc" tiếp tục tỏa sáng trong tiến trình đi tới kho bạc số

【bóng đá kq】"Văn hóa nghề kho bạc" tiếp tục tỏa sáng trong tiến trình đi tới kho bạc số

2025-01-25 23:33:10 [World Cup] 来源:Empire777
"Văn hóa nghề kho bạc" tiếp tục tỏa sáng trong tiến trình đi tới kho bạc số
Kho bạc Nhà nước Tây Ninh tham gia Hội thi Tìm hiểu quy định của pháp luật về nghiệp vụ công tác thi đua, khen thưởng năm 2024. Ảnh tư liệu

Văn minh, văn hóa trở thành “thương hiệu”

Là người tham gia vận hành hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) ngay từ những ngày đầu tái lập, PGS-TS. Đặng Văn Thanh - nguyên Tổng giám đốc KBNN, nguyên Chủ tịch Hội Kế toán - Kiểm toán Việt Nam (VAA), nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Ngân sách Quốc hội đã có những chia sẻ sâu sắc về văn minh, văn hóa nghề kho bạc. Ông Thanh cho biết, lúc đó dù chưa có các quy định về văn hóa nghề, nhưng mỗi cán bộ kho bạc dường như đã ý thức được nghề nghiệp và trọng trách của mình đối với đất nước. Do đó, ngay sau khi có quyết định tái thành lập, các công việc đều được xúc tiến hết sức khẩn trương để hình thành hệ thống KBNN từ trung ương đến địa phương và đảm bảo công tác quản lý tài chính - ngân sách diễn ra không bị gián đoạn.

Thực hiện nghiêm văn hóa, văn minh nghề kho bạc

Tại trụ sở giao dịch các đơn vị KBNN trong toàn hệ thống đều niêm yết nội quy cơ quan về: Thực hiện 10 điều kỷ luật ngành, 9 tiêu thức văn minh văn hoá nghề Kho bạc và 5 chuẩn mực lối sống đạo đức cán bộ, công chức của hệ thống KBNN; Quy chế tiếp công dân, quy trình giao dịch và hòm thư góp ý ngay tại sảnh giao dịch tạo thuận lợi cho khách hàng và nhân dân liên hệ giao dịch.

Việc tiến hành công khai các nội quy, quy chế, quy trình giao dịch đã giúp tăng “quyền” giám sát của nhân dân đối với cán bộ công chức KBNN; thể hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt và ngăn chặn kịp thời các hành vi phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực.

Kết quả hoạt động của KBNN trong 34 năm qua đã thể hiện rõ nét phẩm chất văn hóa, tinh thần của người làm kho bạc. Nét đẹp này đã được rất nhiều thế hệ công chức, người lao động toàn hệ thống KBNN gìn giữ, phát huy và trở thành “thương hiệu” của Kho bạc, khi hàng ngày, hàng giờ, khách hàng đến giao dịch với kho bạc đều cảm thấy sự ấm áp, nhiệt tình của cán bộ, đúng như khẩu hiệu “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”.

Ông Nguyễn Tiến Vinh - Giám đốc KBNN Thanh Hóa cho biết, xác định cán bộ công chức KBNN luôn phải gánh 2 vai đó là kiểm soát nguồn vốn ngân sách và làm công tác phục vụ nên càng cần thiết phải có thái độ ứng xử văn minh, văn hóa. Do đó, bên cạnh việc triển khai các kế hoạch cải cách hành chính, hiện đại hóa các khâu nghiệp vụ, KBNN Thanh Hóa đã thường xuyên mở các lớp tập huấn về giao tiếp, ứng xử cho tất cả các cán bộ, công chức, người lao động trong toàn đơn vị.

KBNN Bắc Ninh luôn xác định văn minh, văn hóa nghề là một trong những yếu tố then chốt quyết định đến hiệu quả công việc. Theo ông Vũ Đức Trọng - Giám đốc KBNN Bắc Ninh, ngoài việc đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề, đơn vị không ngừng nâng cao văn hóa nghề cho công chức thông qua các hội nghị tập huấn về văn hóa, ứng xử, giao tiếp..., hướng tới hình ảnh công chức kho bạc chuyên nghiệp.

“Với cách làm này, đội ngũ cán bộ luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, phục vụ tận tình chu đáo với khách hàng. Trong nhiều năm qua, KBNN Bắc Ninh không để xảy ra trường hợp chi trả thiếu cho khách hàng, tạo được sự tín nhiệm với người dân” - ông Trọng cho biết. Tại KBNN Hòa Bình, để nêu cao nét đẹp văn hóa nghề, đơn vị đã có cách làm riêng, rất hiệu quả đó là xây dựng mô hình Dân vận khéo về "Xây dựng phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự; môi trường làm việc nghiêm túc, thân thiện với khách hàng".

Ông Lê Hoài Thanh - Giám đốc KBNN Hòa Bình chia sẻ, từ việc xây dựng mô hình này, nhận thức của người đứng đầu, đội ngũ công chức, đảng viên KBNN Hòa Bình đã có nhiều chuyển biến trong quá trình thực thi công vụ. Các đơn vị thuộc KBNN Hòa Bình đã đẩy mạnh cải cách hành chính, tác phong làm việc, thái độ ứng xử của đội ngũ công chức ngày càng được đổi mới theo tinh thần "vì nhân dân phục vụ”, từ đó tạo niềm tin cho khách hàng khi đến giao dịch, góp phần nâng cao vị thế của KBNN Hòa Bình.

Tiếp tục tạo hình ảnh đẹp từ văn hóa nghề

Ngoài mục tiêu tổng quát xây dựng KBNN tinh gọn, hiệu quả,… hướng tới kho bạc số, Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030 cũng đặt ra yêu cầu cần phải quan tâm hơn nữa tới khía cạnh văn hóa nghề.

Để thực hiện được mục tiêu này, ngoài việc yêu cầu các đơn vị KBNN thực hiện nghiêm 10 Điều kỷ luật và 9 tiêu thức văn minh - văn hóa nghề, KBNN đã yêu cầu lãnh đạo các đơn vị quan tâm hơn nữa công tác tuyển dụng và đào tạo, bồi dưỡng văn hóa nghề thường xuyên với hình thức đa dạng, phong phú nhằm nâng cao trình độ, năng lực nhận thức của công chức, người lao động về văn hóa nghề.

Duy trì thường xuyên công tác truyền thông văn hóa nghề nhằm khơi dậy niềm tự hào về truyền thống và bề dầy thành tích của toàn hệ thống đã đạt đạt được trong 34 năm qua. Đồng thời, xây dựng và triển khai cơ chế đánh giá kết quả thực hành văn hóa nghề của từng đơn vị và từng công chức, người lao động theo tiêu chuẩn chức danh và vi trí việc làm, quan tâm tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học và văn hóa nghề. Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa nghề trong tiến trình phát triển, mỗi đơn vị KBNN cũng đều đưa ra các kế hoạch hành động để nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức giúp cho công tác “phục vụ” ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó, có nhiều đơn vị KBNN đã đưa văn hóa nghề trở thành đề tài khoa học với mong muốn tạo hình ảnh đẹp đối với người dân và xã hội từ chính văn minh, văn hóa nghề.

Đơn cử như tại Hà Giang, là địa phương thuộc vùng núi cao với 19 dân tộc anh em cùng sinh sống, tác phong và lề lối làm việc vẫn còn thực hiện theo nét văn hóa địa phương. Đặc biệt, tại đây, ngôn ngữ tiếng Kinh và tiếng dân tộc thiểu số đan xen, địa bàn giao dịch của 10 huyện đều đóng tại vùng sâu, vùng xa… Do đó, quá trình tiếp cận, giao dịch giữa cán bộ KBNN và cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân tại các xã gặp nhiều khó khăn, bất đồng về ngôn ngữ và văn hóa là rào cản.

Xuất phát từ thực tế đó, nhóm tác giả đến từ KBNN huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã xây dựng đề tài khoa học mang tên “Một số giải pháp thực hiện văn hóa công sở tại KBNN Hà Giang”. Đề tài là cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất, hoàn thiện các quy định về văn hóa công sở tại KBNN các tỉnh miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và KBNN Hà Giang nói riêng. Đây là cũng là cơ sở về lý luận, pháp lý cốt lõi trong tiến trình cải cách hành chính, một trong các yếu tố quyết định năng lực, vị thế của tổ chức, đơn vị, đặc biệt đối với đặc thù của KBNN là cầu nối mật thiết đối với các đơn vị sử dụng ngân sách trong vai trò quản lý quỹ ngân sách nhà nước.

KHƠI DẬY LÒNG YÊU NGÀNH, YÊU NGHỀ CỦA THẾ HỆ CÁN BỘ TRẺ

Nhằm khơi dậy và phát huy sức sáng tạo, ý chí, tình yêu ngành, yêu nghề và vai trò, trách nhiệm của thế hệ cán bộ trẻ, KBNN đã tổ chức cuộc thi tìm hiểu Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030 cho công chức, viên chức, người lao động là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đang công tác trong toàn hệ thống. Với việc phát động cuộc thi của KBNN, các công chức, viên chức, đặc biệt là đoàn viên thanh niên trong toàn hệ thống đã thể hiện sự tâm huyết, gắn bó của mình đối với KBNN và tin tưởng Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030 được thực hiện thành công, đưa đến một diện mạo mới cho KBNN trong tương lai.

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读