您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【kết quả chungnam asan】Những quốc gia thiệt hại nhất khi giá kim loại giảm mạnh

Ngoại Hạng Anh41人已围观

简介Ảnh: MoneyCNNNhu cầu nguyên liệu kim loại tại đất nước đông dân nhất thế giới đã từng đẩy giá vàng v ...

Những quốc gia đang “thất thần” khi giá kim loại giảm mạnh

Ảnh: MoneyCNN

Nhu cầu nguyên liệu kim loại tại đất nước đông dân nhất thế giới đã từng đẩy giá vàng và đồng lên cao ngất ngưởng và đạt đỉnh vào năm 2011. Nhưng “sắc màu óng ánh của kim loại” cũng đã sớm tan biến cùng sự suy giảm trong nhu cầu về kim loại tại Trung Quốc.

Giá hàng hóa đã suy giảm nhanh chóng trong những tháng gần đây. Cùng với đó,ữngquốcgiathiệthạinhấtkhigiákimloạigiảmmạkết quả chungnam asan nền kinh tế Peru, dựa 25% xuất khẩu vào vàng và đồng, cũng giảm tốc từ 7% cuối năm 2013 xuồng còn 1% trong năm nay. Thị trường chứng khoán nước này cũng mất đi gần một nửa giá trị chỉ trong vòng 3 năm qua.

“Rất nhiều quốc gia trong số này đã nghĩ họ sẽ ở trong mỏ kẹo vàng ngọt ngào mãi mãi mà điều này thì rõ ràng không thực tế. Thủy triều bây giờ đang rút đi,” Win Thin, người đứng đầu toàn cầu bộ phận chiến lược các thị trường mới nổi tại Công ty Brown Brothers Harriman cho biết.

Sự suy thoái mới nhất trên các thị trường hàng hóa đang có tác động mạnh lên tất cả các mặt hàng kim loại, từ vàng, bạc, đồng, quặng sắt, nhôm đến bạch kim, palladium, thiếc và nickel đều giảm giá trong năm nay.

Giá vàng gần đây còn rơi xuống mức dưới 1.100 USD/ounce, mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua.

Ngoài Peru, một loạt các nước đang phải trải qua cơn sốc giá kim loại giảm, dư chấn của sự kết thúc chu kỳ giá siêu cao của các loại hàng hóa.

1. Chile: Tỷ lệ thất nghiệp tại Chile đang bắt đầu tăng lại sau nhiều năm giảm dần đều. Nước này dựa chủ yếu vào đồng, chiếm gần một nửa giá trị xuất khẩu trong nước, trong đó 1/4 các lô hàng được xuất sang Trung Quốc.

2. Nam Phi: Chỉ số chứng khoán FTSE tại Nam Phi đã lao dốc 7% trong vòng 3 tháng qua. Chỉ số khai thác vàng cũng giảm tới 24% chỉ trong vòng một tháng trong tháng 7. Nam Phi là một trong những nước xuất khẩu chromium, platinum và mangan lớn nhất thế giới. Tuy nhiên về mặt tổng thể, mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất của nước này gồm quặng sắt, vàng và kim cương.

3. Australia: Xứ sở chuột túi đang cố gắng tránh khỏi một cuộc suy thoái kinh tế đầu tiên kể từ năm 1991. Sự tăng trưởng kinh tế của Australia dựa nhiều vào sự bùng nổ của Trung Quốc khi mà các kim loại như quặng sắt, vàng chiếm hơn 25% xuất khẩu của nước này. Australia cũng đang lao đao khi giá than, dầu và ga giảm mạnh.

4. Brazil:Giá hàng hóa sụt giảm cũng đang khiến Brazil lo lắng về khả năng xảy ra một cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong vòng 1/4 thế kỷ. Quặng sắt, một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của nước này, đã giảm mạnh trong những năm gần đây. Giá nguyên liệu giảm đã khiến đồng real của Brazil giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 12 năm qua.

5. Zambia: Đồng chiếm hơn một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của Zambia. Giống như nhiều nước châu Phi khác, Trung Quốc là một bạn hàng quan trọng của nước này.

6. Cộng hòa dân chủ Congo:Quốc gia bé nhất thế giới này cũng đang lao đao vì kinh tế Trung Quốc giảm tốc. Trung Quốc không chỉ là nước nhập khẩu lớn nhất của nước này, mà Congo còn là một trong năm nước xuất khẩu kim loại (dẫn đầu là đồng) lớn nhất thế giới./.

Mai Hương (Theo CNNMoney)

Tags:

相关文章