您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【kết quả vitesse】Hợp tác trao đổi thông tin quản lý xuất nhập khẩu lâm sản

Cúp C299人已围观

简介Lễ ký kết quy chế phối hợp giữa Tổng cục Hải quan và Tổng cục Lâm nghiệp. Ảnh: Khánh LinhChiều ngày ...

Ký kết

Lễ ký kết quy chế phối hợp giữa Tổng cục Hải quan và Tổng cục Lâm nghiệp. Ảnh: Khánh Linh

Chiều ngày 30/7/2018,ợptáctraođổithôngtinquảnlýxuấtnhậpkhẩulâmsảkết quả vitesse tại Hà Nội, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã tổ chức lễ ký kết quy chế phối hợp giữa Tổng cục Hải quan và Tổng cục Lâm nghiệp.

Phát biểu tại lễ ký kết, ông Cao Chí Công - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết: “Quy chế này bao gồm 4 nội dung chính: xây dựng cơ chế chính sách; phối hợp kiểm tra, kiểm soát lâm sản xuất khẩu, nhập khẩu; đấu tranh, xử lý vụ việc buôn lậu và vận chuyển trái phép lâm sản, mẫu vật các loài thuộc Danh mục CITES qua biên giới; phối hợp tổ chức tập huấn nghiệp vụ, hội nghị, hội thảo, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trao đổi thông tin, tài liệu, dữ liệu thống kê”.

Theo quy chế, hai bên cung cấp tài liệu, thông tin có liên quan và cử cán bộ tham gia vào quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách của mỗi bên đảm bảo hiệu quả.

Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chủ trì việc kiểm soát, kiểm tra và xử lý vi phạm trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao. Khi cơ quan hải quan có đề nghị phối hợp bằng văn bản, cơ quan kiểm lâm có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ lực lượng, phương tiện, biện pháp nghiệp vụ trong việc xác định khối lượng, nhận dạng, phân loại lâm sản. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cung cấp thông tin, xác nhận về giấy phép CITES, nhận dạng mẫu vật các loài động thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài thuộc phụ lục CITES.

Tương tự, ngoài địa bàn hoạt động hải quan, khi cơ quan chức năng thuộc Tổng cục Lâm nghiệp có văn bản đề nghị, cơ quan hải quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, hỗ trợ lực lượng, phương tiện, biện pháp để phối hợp với đơn vị kiểm lâm thực hiện nhiệm vụ.

Cùng với đó, mỗi khi tổ chức tập huấn nghiệp vụ, hội nghị, hội thảo, hai bên cùng phối hợp triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật đối với hoạt động XNK lâm sản, hai bên phối hợp có trách nhiệm hỗ trợ về thông tin, tài liệu và cán bộ tham gia để triển khai hoạt động có hiệu quả.

Một trong những điểm đáng lưu ý của quy chế là sự phối hợp trao đổi thông tin, tài liệu. Tổng cục Hải quan sẽ cung cấp thông tin cho Tổng cục Lâm nghiệp số liệu thống kê về XNK lâm sản; các vụ việc bắt giữ lâm sản…

Theo đó, Tổng cục Hải quan cung cấp thông tin số liệu thống kê về XNK lâm sản đối với các mã hàng sau: Tất cả các nhóm từ 4401 đến 4421, phân nhóm 940161, 940169, 940330, 940340, 940350, 940360 và 4602, 0960 theo biểu mẫu ban hành kèm quy chế này. Trường hợp cần số liệu chi tiết cho vụ việc cụ thể, Tổng cục Hải quan sẽ cung cấp theo đề nghị bằng văn bản của Tổng cục Lâm nghiệp.

Thời gian trao đổi thông tin thống kê về XNK lâm sản được thực hiện vào ngày 20 hàng tháng cho số liệu của tháng ngay trước đó. Cùng với đó, Tổng cục Hải quan cũng thống nhất với Tổng cục Lâm nghiệp về đầu mối trao đổi dữ liệu của hai bên, phương thức cung cấp và định dạng của thông tin dữ liệu.

Ví dụ, số liệu thống kê thông tin về giấy phép CITES theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 82/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Thông tin ban đầu về các vụ việc bắt giữ lâm sản, thông tin này do Tổng cục Hải quan cung cấp dưới dạng văn bản mật theo đề nghị của Tổng cục Lâm nghiệp đối với từng vụ việc cụ thể, Tổng cục Lâm nghiệp cần nêu rõ mục đích và lý do sử dụng thông tin được cung cấp và phải chịu trách nhiệm trong việc bảo mật thông tin theo quy định...

Ngược lại, Tổng cục Lâm nghiệp cung cấp thông tin về quy định pháp luật về XNK lâm sản, mẫu vật CITES ngay khi có quy định mới hoặc khi cơ quan hải quan có yêu cầu... Đặc biệt, hai bên thực hiện trích dẫn nguồn số liệu “Tổng cục Hải quan/Tổng cục Lâm nghiệp” hoặc “Tính toán từ nguồn số liệu của Tổng cục Hải quan/Tổng cục Lâm nghiệp” khi sử dụng số liệu do mỗi bên cung cấp.

Hai bên thống nhất trong một nhiệm kỳ 5 năm, tổ chức sơ kết một lần vào giữa nhiệm kỳ và tổng kết một lần vào cuối nhiệm kỳ. Tổng cục Lâm nghiệp và Tổng cục Hải quan luân phiên tổ chức họp giao ban định kỳ hàng năm vào cuối năm; nếu phát sinh tình huống phức tạp, nghiêm trọng có thể tổ chức họp đột xuất.

Phát biểu tại lễ ký, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn nhấn mạnh: "Quy chế phối hợp này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công tác XNK lâm sản, giải quyết những khó khăn vướng mắc để đảm bảo sự thông quan quốc tế, lợi ích quốc gia như liên quan đến nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Để triển khai quy chế có hiệu quả thực sự, hai bên sẽ lên kế hoạch tổ chức thực hiện từ trung ương xuống địa phương".

Phía Tổng cục Hải quan, cơ quan thường trực thực hiện quy chế là: Cục Giám sát quản lý về hải quan, Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan. Phí Tổng cục Lâm nghiệp có: Vụ Phát triển sản xuất lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm, Cơ quan quản lý CITES.

Các cơ quan đầu mối này có trách nhiệm chủ trì tiếp nhận, trao đổi thông tin; tham mưu cho Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp để chỉ đạo thực hiện các nội dung theo quy chế.

Khánh Linh

Tags:

相关文章