发布时间:2025-01-10 20:17:17 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá
Thúc đẩy XK chính ngạch sang Trung Quốc
Theo Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP): Hiện nay, cộng đồng DN và toàn ngành thủy sản đang phấn đấu đạt kim ngạch XK 10 tỷ USD năm 2018. Trong đó, mặt hàng tôm tiến tới mục tiêu 4,8 tỷ USD, tăng 26%; cá tra 2 tỷ USD, tăng 10% và các mặt hàng hải sản đạt 3,3 tỷ USD, tăng 22%.
Trong năm nay, VASEP nhận định có một số yếu tố có thể tác động không tích cực đến XK thủy sản như: Chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ; thuế chống bán phá giá tôm, cá trang sang Mỹ và “thẻ vàng” hải sản của Ủy ban châu Âu… Trong khi đó, một số vấn đề nội tại như thiếu nguyên liệu cho chế biến XK, vấn đề kháng sinh, giá thành sản xuất,… vẫn đang trong quá trình cải thiện.
Theo ông Trương Đình Hòe, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VASEP: Những yếu tố này nếu không được giải quyết hiệu quả sẽ là nguy cơ triệt tiêu các nỗ lực tích cực như kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song và đa phương; xây dựng uy tín chất lượng hàng hóa, xúc tiến thương mại, sản phẩm giá trị gia tăng, cải thiện môi trường kinh doanh,…
Để thúc đẩy XK thủy sản thời gian tới, đứng từ góc độ VASEP, ông Hòe cho hay, một trong những giải pháp là tập trung đẩy mạnh XK chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, kiểm soát xuất tiểu ngạch, đặc biệt là đối với mặt hàng cá tra.
Trong khi nhu cầu các sản phẩm cá tra chất lượng cao và hàng giá trị gia tăng có xu hướng hồi phục tại các thị trường lớn như EU, Mỹ thì tình hình khan hiếm nguyên liệu trong nước đang là vấn đề của ngành cá tra, nhất là khi thương lái Trung Quốc ra sức thu mua cá tra, bất kể chất lượng, đem gia công và tăng trọng… để XK qua biên giới.
Việc không quản lý chặt chẽ chất lượng cá tra XK đi Trung Quốc đang được gia công chế biến tràn lan sẽ gây tổn hại đến uy tín chất lượng cá tra Việt Nam tại các thị trường XK khác trong khi Việt Nam đang nỗ lực xây dựng lại hình ảnh và chất lượng cá tra. “Quan trọng hơn, Trung Quốc không còn là thị trường hàng chất lượng thấp mà là một thị trường đang phát triển và nhạy cảm với các vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm nên người tiêu dùng Trung Quốc đã tìm kiếm những sản phẩm NK được chấp nhận tại thị trường Âu, Mỹ, trong đó có sản phẩm cá tra Việt Nam”, ông Hòe nói.
Để việc XK cá tra ổn định và đạt kim ngạch XK dự kiến trên 1,8 tỷ USD, đồng thời tạo bàn đạp cho sự phát triển những năm tiếp theo, tránh những hậu quả như phụ thuộc thị trường, cạnh tranh không lành mạnh, theo ông Hòe, rất cần các giải pháp quản lý chặt chẽ, đồng bộ ngành cá tra về sản xuất cũng như XK.
VASEP kiến nghị Chính phủ xem xét và chỉ đạo thực hiện quản lý chất lượng theo chuẩn quốc tế đối với mặt hàng thủy sản XK đi Trung Quốc bằng đường bộ thông qua việc cấp và kiểm tra bắt buộc Chứng thư chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi XK; đồng thời có chương trình kiểm tra điều kiện sản xuất của các cơ sở gia công, sơ chế thủy sản XK cho thị trường Trung Quốc hiện nay nhằm bảo đảm chất lượng thủy sản XK.
Phát triển thị trường trọng điểm
Ngoài vấn đề XK sang thị trường Trung Quốc, VASEP còn đưa ra đề nghị thời gian tới, Bộ Công Thương phối hợp Bộ NN&PTTN và VASEP đặt mục tiêu định hướng cho những thị trường chủ lực như EU, Mỹ, Nhật Bản và những thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, Australia,Trung Đông... nhằm giải quyết các vướng mắc, rào cản để thúc đẩy XK.
Cụ thể, ông Hòe nhấn mạnh: Với xúc tiến thương mại, quảng bá thị trường theo hướng tiếp cận liên kết chuỗi, hợp tác công tư (PPP), kiến nghị Chính phủ và các Bộ: NN&PTNT, Công Thương chủ động trong việc dành ngân sách đáng kể và tham gia chủ trì một số chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm; thông qua hình thức PPP, xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại kết hợp nâng cao nhận thức để nhiều thành phần trong chuỗi giá trị có thể tham gia quảng bá thủy sản Việt Nam chất lượng và an toàn một cách thường xuyên, hiệu quả.
“Năm 2018 là thời gian mà hầu hết các FTA thế hệ mới có hiệu lực như FTA Việt Nam-EU có khả năng có hiệu lực từ tháng 6/2018; Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được ký kết trong tháng 3/2018 và nhiều khả năng sẽ được các thành viên phê chuẩn và có hiệu lực trong năm 2018,… Xin Chính phủ hỗ trợ các DN qua các chương trình nâng cao nhận thức về ưu đãi thuế quan đi kèm với quy tắc xuất xứ để giúp các DN có thế tối đa hóa các ưu đãi mà các FTA mang lại”, ông Hòe nói.
Xung quanh câu chuyện XK thủy sản, hướng tới mục tiêu 10 tỷ USD trong năm nay, đại diện một số DN XK bày tỏ quan điểm: Đảm báo hiệu quả của công tác truy xuất nguồn gốc đang là vấn đề ngày càng quan trọng trong XK thủy sản. Bởi vậy, Chính Phủ cũng cần ưu tiên tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về khai thác biển và chứng nhận hải sản khai thác, cơ sở dữ liệu quốc gia về nông, lâm, thủy sản và chứng nhận sản phẩm thủy sản nuôi để phục vụ cho truy xuất nguồn gốc…
Theo Bộ NN&PTNT, quý đầu năm, XK thủy sản đạt 1,7 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2017. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường NK hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 2 tháng đầu năm, chiếm tới 50,5% tổng giá trị XK thủy sản. Trong 2 tháng đầu năm, các thị trường có giá trị XK thủy sản tăng mạnh là Hà Lan (49,7%); Thái Lan (35,3%); Trung Quốc (34,9%); Hàn Quốc (29,2%); Đức, Hồng Kông, Anh và Canada (tăng hơn 20%). |
相关文章
随便看看