【kết quả bóng đá của anh】Lệch số liệu với Trung Quốc: Cần rà soát bài bản giữa hai nước
Năm 2014 số xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn con số thống kê của phía Trung Quốc là 5 tỷ USD,ệchsốliệuvớiTrungQuốcCầnràsoátbàibảngiữahainướkết quả bóng đá của anh tương đương 33%. Nhập khẩu của Việt Nam thấp hơn số liệu Trung Quốc công bố tới 20 tỷ USD, tương đương 46%. Những con số này ngay lập tức đã gây "sốt" trên diễn đàn Quốc hội.
Thừa nhận số liệu chênh lệch này, cuối tuần qua, Tổng cục Thống kê đã phát đi thông cáo giải thích lý do số liệu thống kê xuất nhập khẩu của Việt Nam chênh lệch tới hàng chục tỷ USD.
Theo đó, cơ quan này đã chỉ ra 6 nguyên nhân khiến chênh lệch số liệu nhập khẩu của Việt Nam và xuất khẩu của Trung Quốc.
Một là sự khác biệt phương pháp thống kê nước đối tác. Hai là do phạm vi thống kê. Một số luồng hàng từ Trung Quốc vào Việt Nam nhưng không thuộc phạm vi thống kê của Việt Nam (hàng tạm nhập tái xuất, quá cảnh hoặc chuyển khẩu từ Trung Quốc, Hồng Kông) song Trung Quốc lại thống kê. Ba làdo xác định trị giá thống kê khác nhau. Bốn làhoạt động nhập lậu vào Việt Nam.Năm làdo gian lận thương mại. Sáu làsự lẫn lộn giữa hàng hóa và dịch vụ xuất nhập khẩu trong thống kê.
Trao đổi thêm với phóng viên, chuyên gia thống kê Bùi Trinh tỏ ra đồng tình với những giải thích của Tổng cục Thống kê.
Chuyên gia Bùi Trinh cho rằng: Sự chênh lệch thống kê giữa Việt Nam không hoàn toàn do xuất lậu hay nhập lậu mà còn do nguyên tắc xác định C/O (xuất xứ hàng hóa) của mỗi nước không hoàn toàn giống nhau. Nhưng nguyên nhân lớn hơn cả là do sự áp giá của mỗi nước khác nhau.
Vì thế, theo ông Bùi Trinh, việc chênh lệch số liệu xuất nhập khẩu giữa hai nước cần có một nhóm công tác để xem xét kỹ vì từ những số liệu này có thể dẫn đến những đánh giá sai lệch về nền kinh tế thực sự của mỗi nước.
Cùng quan điểm này, trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Minh Thủy , Vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ (Tổng cục Thống kê) cho biết: Việt Nam, Indonesia và Malaysia đã rà soát song phương, phát hiện ra rất nhiều nguyên nhân khiến có sự chênh lệch số liệu. Nhưng thực tế Indonesia và Malaysia có sự chênh lệch số liệu với Việt Nam không nhiều.
Nhắc đến trường hợp chênh lệch số liệu của Mỹ và Trung Quốc, bà Nguyễn Thị Minh Thủy chia sẻ: Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ thấp hơn nhiều so với nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc và Mỹ thường xuyên thâm hụt lớn trong thương mại với Trung Quốc. Năm 2000 mức chênh lệch này lên tới gần 50 tỷ USD. Vì thế, năm 2008 Mỹ và Trung Quốc đã thành lập một Ủy ban rà soát để phân tích và lượng hóa từng nhóm nguyên nhân.
"Trung Quốc là bạn hàng lớn với Việt Nam, tuyến biên giới đường bộ kéo dài, nhưng hiện tại chưa có sự rà soát bài bản giữa hai nước. Cho nên cần thiết lập cơ chế để phối hợp giữa cơ quan hải quan của hai nước. Việc thiết lập các nhóm công tác như vậy thì sẽ tìm ra rất nhiều vấn đề phục vụ chính sách" - Bà Nguyễn Thị Minh Thủy bày tỏ.