【kq bd nu mexico】Trái cây xuất khẩu kỳ vọng đạt "tỷ đô" tại thị trường tỷ dân
作者:La liga 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 02:18:52 评论数:
Giá sầu riêng trái vụ tăng cao
Theáicâyxuấtkhẩukỳvọngđạttỷđôtạithịtrườngtỷdâkq bd nu mexicoo các nhà khảo sát thị trường, từ giữa tháng 9/2022 - thời điểm xuất lô sầu riêng chính ngạch đầu tiên sang thị trường Trung Quốc, giá sầu riêng xuất khẩu tăng vùn vụt. Đặc biệt, trong tháng 10/2022, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc đã đạt gần 50 triệu USD, tăng hơn 4.000% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng chưa từng có trong lịch sử ngành sầu riêng Việt Nam.
Đối với thị trường trong nước, nhiều nhà vườn cho rằng, loại trái cây này hiện có giá cao kỷ lục. Đáng chú ý, sầu riêng nghịch vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long đang “sốt giá”. Tại kho đóng hàng ở Tiền Giang, thương lái bán sầu riêng cho đối tác xuất đi Trung Quốc giá 290.000 đồng/kg với monthong loại A, loại B là 210.000 đồng/kg. Với Ri6 giá dao động 170.000 - 230.000 đồng/kg. Tính ra, một trái sầu riêng 3-5kg có giá tiền triệu.
Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng trong năm 2023 có thể đạt 1 tỷ USD khi tín hiệu từ các thị trường tiêu thụ lớn đang khả quan. |
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Tiền Giang, hiện năng suất bình quân của mỗi ha sầu riêng từ 20-25 tấn. Nếu thu hoạch và bán với giá trên 100.000 đồng/kg, doanh thu của nhà vườn sẽ đạt trên 2 tỷ đồng /ha. Sau khi trừ chi phí sản xuất, nông dân có thể thu lãi từ khoảng 1 tỷ đồng.
Nhiều thương lái cho biết giá sầu riêng tăng "sốc" là do nhu cầu phía Trung Quốc tăng gấp nhiều lần so với những năm trước. Thời điểm gần đây, họ thu mua hàng trăm tấn/ngày để xuất đi nhưng lượng đáp ứng chỉ đạt khoảng 30-50% do đang trái vụ, sản lượng thấp. Cùng với nhu cầu tăng của thị trường, Việt Nam đang có nhiều thông tin thuận lợi khi số lượng các lô hàng chính ngạch được xuất gia tăng. Song song đó, các lô hàng xuất đi bằng đường bộ thông suốt hơn khi Trung Quốc không còn siết chính sách "Zero Covid-19". Ngoài ra, diện tích sầu trái vụ thấp, do đó, sầu riêng đạt chuẩn để xuất khẩu ít khiến hàng khan hiếm và trở nên đắt đỏ.
Tại Trung Quốc, nhiều người dân Trung Quốc thích ăn những loại trái cây đặc trưng của xứ nhiệt đới, trong đó có sầu riêng Việt Nam. Đây là cơ hội để quả sầu riêng tiến sâu vào nội địa, chinh phục thị trường gần 1,5 tỷ dân này.
Ở góc độ hiệp hội, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam nhận định, thị trường Trung Quốc hứa hẹn khởi sắc, khi nhiều nghị định thư xuất khẩu nông sản chính ngạch được ký kết, mở thêm cơ hội cho trái cây, rau quả Việt Nam. Nhiều loại trái cây chủ lực của ngành Nông nghiệp Việt Nam được tiêu thụ mạnh tại các nước như mít, thanh long, sầu riêng hiện tăng giá gấp 4-5 lần và mang lại nhiều lợi nhuận cho nông dân cũng như ngành Nông nghiệp.
“Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng trong năm 2023 có thể đạt 1 tỷ USD khi tín hiệu từ các thị trường tiêu thụ lớn đang khả quan, giá sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang ở mức cao kỷ lục” - ông Đặng Phúc Nguyên nói.
Tránh tình trạng cung vượt cầu
Thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), năm 2021, cả nước có khoảng 85.000 ha cây sầu riêng, tập trung tại Tây Nguyên (35.000 ha), Đông Nam Bộ (20.000 ha) và Đồng bằng sông Cửu Long (30.000 ha). Năm 2022, ước tính diện tích trồng loại cây ăn trái này đã tăng thêm từ 7.000 - 10.000 ha. Tại TP. Cần Thơ, diện tích cây sầu riêng tăng từ năm 2015 đến nay, từ 537 ha lên 2.487 ha, tập trung tại các huyện: Phong Điền (1.731 ha), Thới Lai (333 ha) và Ô Môn (233 ha).
Dù giá sầu riêng bán tại vườn đang tăng cao nhưng để tránh tình trạng cung vượt cầu, cơ quan chức năng và các địa phương thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên đều khuyến cáo người dân không tăng nóng diện tích trồng sầu riêng. Theo đó, Bộ NN&PTNT đã có văn bản yêu cầu ngành Nông nghiệp khuyến cáo bà con thận trọng khi phát triển diện tích.
Việt Nam sẽ có 3.000 ha sầu riêng được phép xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc Nông sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc nhiều hay ít còn phụ thuộc vào mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói do nước này cấp. Tính đến nay, Trung Quốc cấp tổng cộng 113 mã vùng trồng và cơ sở đóng gói cho Việt Nam. Con số này dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Dự kiến đến năm 2024, Việt Nam sẽ có 51 vùng trồng, với tổng diện tích gần 3.000 ha sầu riêng được phép xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc. |
Cục Trồng trọt khuyến cáo việc chuyển đổi cây sầu riêng cũng như các loại cây ăn trái nói chung không nên thực hiện ồ ạt vì nguồn giống chất lượng cao đáp ứng không kịp, nếu chuyển đổi cũng cần theo quy hoạch của địa phương đã được nghiên cứu. Cây ăn trái cần có thời gian dài để chăm sóc, nếu chất lượng không đạt sẽ mang hiệu quả thấp.
Không chỉ cơ quan chức năng khuyến cáo, mới đây Sở NN&PTNT Tiền Giang chỉ đạo khẩn trương khảo sát, xác định vùng trồng sầu riêng thích nghi, mang lại hiệu quả, đảm bảo tính bền vững, không để phát triển 'nóng', tự phát.
Bên cạnh khuyến cáo người dân không tăng nóng diện tích trồng sầu riêng, ông Bùi Phước Hòa - đại diện Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao cho rằng, cần có sự thay đổi tư duy đối với người sản xuất. Khi sản xuất ồ ạt, chúng ta sẽ phải giải cứu. Như vậy, cần có một chính sách chung cũng như sự hỗ trợ từ các đơn vị có chức năng, nghiệp vụ để liên kết và giúp ổn định hệ thống.