Rút kinh nghiệm qua 2 cuộc chiến tranh vùng Vịnh (1991 và 1999),ữđoànbộbinhcơgiớiMỹđượctổchứcnhưthếnàwerder bremen – gladbach từ năm 2000, lục quân Mỹ bắt đầu cải cách theo hướng mô-đun hóa, lấy cấp lữ đoàn làm trọng tâm nhằm nâng cao khả năng cơ động và độc lập tác chiến ở mọi khu vực trên thế giới.
Theo đó, lữ đoàn bộ binh là đơn vị chiến thuật cơ bản (độc lập hoặc nằm trong thành phần sư đoàn), gồm 2 loại: đội chiến đấu cấp lữ đoàn và đội chi viện cấp lữ đoàn.
Xe chiến đấu Stryker. Ảnh: Army.mil |
Tùy vào cơ cấu lực lượng, đội chiến đấu cấp lữ đoàn (BCT/Brigade combat team) được chia thành 3 loại: BCT bộ binh (hạng nhẹ); BCT cơ giới hóa (hạng nặng); và BCT Stryker (hạng trung). Sau nhiều lần cơ cấu, đến nay, lục quân Mỹ có 31 lữ đoàn chiến đấu, gồm 14 BCT hạng nhẹ, 10 BCT hạng nặng và 7 BCT hạng trung.
BCT hạng nhẹ biên chế khoảng 4.400 binh sĩ, gồm bảy tiểu đoàn: ba tiểu đoàn bộ binh, một tiểu đoàn kỵ binh (trinh sát), một tiểu đoàn yểm trợ, một tiểu đoàn công binh, và một tiểu đoàn pháo dã chiến. Nhiệm vụ chủ yếu là tiến hành các hoạt động chiến đấu trong khu dân cư cũng như ở khu vực mà các loại kỹ thuật chiến đấu hạng nặng khó sử dụng. Trọng lượng, kích thước của vũ khí, kỹ thuật quân sự có trong biên chế có thể vận chuyển bằng tất cả các loại máy bay vận tải quân sự của Mỹ, vì thế các đội chiến đấu này có sự cơ động chiến dịch, chiến lược cao.
BCT hạng nặng (còn gọi là lữ đoàn thiết giáp chiến đấu/ABCT) biên chế khoảng 4.800 quân và gồm bảy tiểu đoàn: ba tiểu đoàn vũ trang hỗn hợp, một tiểu đoàn kỵ binh, một tiểu đoàn pháo binh, một tiểu đoàn công binh và một tiểu đoàn yểm trợ. Thực chất, đây là lực lượng thiết giáp chính của lục quân Mỹ. Nó chủ yếu được trang bị xe tăng chủ chiến M1 Abrams (87 chiếc), xe thiết giáp bộ binh M2 Bradley (152), xe thiết giáp bánh xích M113 (45) và xe chiến đấu bộ binh (IFV). Chi phí hoạt động cho các hệ thống chiến đấu này là 66.735USD cho mỗi dặm.
BCT hạng trung (SBCT) kết hợp các đơn vị xe thiết giáp bánh lốp hạng trung 8 bánh Stryker, xe bọc thép hạng nhẹ Hummer và xe tải chiến thuật hạng trung. Với chức năng lấp đầy khoảng cách giữa BCT hạng nhẹ và BCT hạng nặng, mỗi BCT Stryker biên chế ba tiểu đoàn bộ binh, một tiểu đoàn trinh sát, một tiểu đoàn hỏa lực, một tiểu đoàn yểm trợ, một tiểu đoàn công binh; tổng số có hơn 300 xe Stryker và 4.500 binh lính.
Số phận bấp bênh của BCT Stryker
Được xem là một sáng tạo của lục quân Mỹ, BCT Stryker từng được kỳ vọng sẽ giúp tăng cường năng lực tác chiến cho quân đội Mỹ nói chung, lục quân nói riêng.
Năm 2004, đơn vị BCT Stryker đầu tiên được gửi đến Iraq, chủ yếu mang tính thử nghiệm về chiến thuật. Sau một thời gian, Bộ Tư lệnh lục quân Mỹ “ghi nhận” hiệu quả cao của các đơn vị này, đặc biệt là trong các trận chiến đấu đô thị. Thế nhưng, những sĩ quan, binh sĩ trực tiếp tham gia chiến đấu lại lên tiếng phàn nàn về những khiếm khuyết của dòng xe này về thiết kế, khả năng hỏa lực và vỏ giáp.
Xe bọc thép bánh lốp Stryker có kíp lái gồm 2 người, có thể chở được 9 binh sĩ. Xe được lắp động cơ diesel 350 mã lực cho phép tăng tốc độ đến 100 km/h trên đường cao tốc; hành trình gần 500km. Vũ khí chính là súng máy Browning cỡ nòng 12,7 hoặc 7,62mm; có thể lắp súng phóng lựu tự động 40mm.
Tuy nhiên, xe chỉ hoạt động tốt trên đường bằng phẳng và đường cao tốc; trên địa hình gồ ghề, nó bị dính bùn hoặc cát. Động cơ thường phải được sử dụng ở tốc độ cao, do vậy chóng hư hỏng; hệ thống treo cũng không chịu được đường xấu. Vỏ giáp chỉ bảo vệ tốt trước những vũ khí nhỏ (đạn xuyên giáp 14mm hoặc mảnh đạn 155mm).
Có thể khắc phục phần nào khiếm khuyết này bằng cách gắn lưới chống đạn và vỏ thép treo, nhưng lại làm tăng khối lượng và gây phức tạp cho quá trình vận chuyển bằng máy bay vận tải. Ngoài ra, do trọng tâm lớn nên xe thường bị lật khi va phải chướng ngại vật hoặc mìn.
Để khắc phục tình trạng này-trong khuôn khổ dự án cải cách Hệ thống chiến đấu tương lai (FCS), lục quân Mỹ quyết định chế tạo một dòng xe bọc thép mới, cả người lái và không người lái thay thế cho Stryker. Mục tiêu là cho ra đời BCT đầu tiên sử dụng dòng xe này vào năm 2015 và hình thành 15 BCT vào năm 2030.
Tuy nhiên, kế hoạch đã bất ngờ bị dừng lại, dù hàng trăm tỷ USD đã được chi. Thay vào đó, lục quân Mỹ triển khai dự án Xe chiến đấu mặt đất (GCV), được cho là sẽ vượt qua Stryker về khả năng bảo vệ mà lại nhẹ hơn, nhỏ hơn và cơ động hơn xe M2 Bradley. Thế nhưng, do giá thành quá cao nên đến năm 2014, chương trình này cũng bị đình chỉ.
Hiện nay, lục quân Mỹ đang thực hiện chương trình Xe chiến đấu có người lái tùy chọn (OMFV), một dòng xe chiến đấu bộ binh bánh xích với trí tuệ nhân tạo và điều khiển từ xa, với hi vọng thay thế toàn diện cho dòng xe Stryker. Trong khi chờ đợi, một số xe Stryker đã được lắp pháo 30mm, bồi dày thêm vỏ giáp và lắp động cơ mạnh hơn. Nhưng liệu Stryker này có phù hợp hơn trong chiến đấu so với “anh” nó hay không thì vẫn chưa rõ.
Hiện trong lục quân Mỹ đang tồn tại ý kiến cho rằng nên “chuyển ngược” từ đơn vị chiến đấu cấp lữ đoàn sang cấp sư đoàn, do lữ đoàn không đủ sức mạnh hỏa lực và không có khả năng đồng bộ hóa tất cả các yếu tố cần thiết để chiến đấu và giành chiến thắng trong các chiến dịch quy mô lớn.
>>> Đọc tin quân sự mới nhất trên VietNamNet
Nguyên Phong
Máy bay do thám bí mật mới của Mỹ
“Hắc điểu” (Blackbird) SR-71 đã nghỉ hưu hơn 20 năm, nhưng có thể sẽ có một chiếc máy bay do thám SR-72 thế hệ tiếp theo.