【lich thi đấu ý】Kiên Giang: Hỗ trợ làng nghề truyền thống theo chiều sâu

时间:2025-01-25 18:35:55 来源:Empire777
Kiên Giang: Hỗ trợ làng nghề truyền thống theo chiều sâu
Làng nghề đan lục bình xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc

Kết quả khảo sát của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương Kiên Giang) năm 2016 cho thấy,ênGiangHỗtrợlàngnghềtruyềnthốngtheochiềusâlich thi đấu ý trong số 49 làng nghề chỉ có 30 làng (chiếm 70%) phát triển ổn định, 15 làng yếu kém (chiếm 20%) và 5 làng ngừng hoạt động (chiếm 10%). Nhìn chung quy mô làng nghề còn nhỏ, phân tán, vốn đầu tư thấp, công nghệ lạc hậu, chưa quan tâm xây dựng thương hiệu, nhãn mác và thị trường tiêu thụ thiếu bền vững, chưa coi trọng thị trường ngoài tỉnh, thị trường xuất khẩu, giá trị sản xuất thấp.

Về nhân lực, đánh giá chung cho thấy, lao động trong các làng nghề tuy được đào tạo, tập huấn nhưng trình độ tay nghề còn yếu, năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao, thu nhập một số nghề thấp, chưa thu hút được đông đảo lao động tham gia đặc biệt là chưa có nhiều nghệ nhân. Tỷ lệ lao động có tay nghề ở các làng nghề chỉ khoảng 50%. Hơn thế, không ít làng nghề hiện rất thiếu nguồn nhân lực do số lao động tại các làng nghề có khuynh hướng chuyển sang làm các công việc khác.

Ông Ngô Công Tước - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang: Các làng nghề cần phải liên kết với hợp tác xã, doanh nghiệp để thu mua sản phẩm cung ứng thị trường thì làng nghề mới hoạt động không để bị gián đoạn, “khan” hàng ra thị trường.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Văn Cuội - Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển Công nghiệp Kiên Giang, do ngành nghề tiểu thủ công nghiệp thiếu tính hấp dẫn, thu nhập lao động không cao như một số ngành khác nên người dân không chú trọng tới học nghề. Cùng với đó, công tác tuyên truyền, giáo dục định hướng nghề nghiệp, tư vấn về việc làm cho lao động, ngành nghề đào tạo chưa được thường xuyên, liên tục tại một số địa phương. Hoạt động khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề, sử dụng lao động; hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá quản lý theo dõi, thống kê kết quả, hiệu quả dạy nghề cho lao động nông thôn ở cấp huyện, cấp xã chưa thường xuyên, kết quả chưa cao. Nhiều cơ sở dạy nghề thiếu năng động, chưa nhạy bén để bắt kịp những yêu cầu mới về ngành nghề, trình độ đào tạo và nhất là các yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp và thực tiễn địa phương. Chưa quan tâm đúng mức tới công tác hỗ trợ, giới thiệu và tư vấn việc làm cho học sinh, học viên. Chưa chủ động liên kết với các doanh nghiệp đào tạo và tạo việc làm cho người học sau đào tạo.

Ông Nguyễn Văn Vững - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Quao - cho rằng, để người học nghề gắn bó với nghề đầu tiên phải giúp họ sống được bằng nghề. Muốn vậy, phải gắn kết và đẩy mạnh phát triển các hợp tác xã, cơ sở sản xuất; phát triển doanh nghiệp tại địa phương làm đầu mối cung ứng dịch vụ, vật tư nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Từ đó làm cơ sở vững chắc để thu hút, giải quyết việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động sau đào tạo. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và đổi mới công nghệ trong các làng nghề để bảo tồn và phát huy các sản phẩm truyền thống, đặc sản của địa phương, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, khối lượng lớn và khả năng cạnh tranh thị trường tốt.

Nhằm giúp các làng nghề phát triển bền vững, ông Nguyễn Văn Cuội cho biết, năm 2017, ngoài việc tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động của các cơ sở công nghiệp nông thôn hiện có, phát triển làng nghề truyền thống, tỉnh sẽ chọn ra những ngành nghề mà có thế mạnh đầu tư. Hiện nay, tỉnh cũng tranh thủ các nguồn vốn để hỗ trợ những hộ làm nghề lục bình, trang bị phương tiện thu hoạch, sân phơi, dụng cụ hấp, sấy khô cây lục bình để làm ra sản phẩm, mẫu mã mới, sản phẩm tốt, bền, nhằm cung ứng ra thị trường những sản phẩm mới, lạ, chất lượng, có sức hút và cạnh tranh với thị trường thế giới.

推荐内容