游客发表

【số liệu thống kê về villarreal gặp las palmas】Trình độ thấp, lao động Việt Nam khó tiếp cận thị trường châu Âu

发帖时间:2025-01-10 02:03:50

xuất khẩu lao động

Lao động làm điều dưỡng ở Đức. Ảnh: TL

Doanh nghiệp cung ứng nhân lực kêu “khó”

Là một trong những người tiên phong trong việc khai phá thị trường ở châu Âu,ìnhđộthấplaođộngViệtNamkhótiếpcậnthịtrườngchâuÂsố liệu thống kê về villarreal gặp las palmas ông Lê Nhật Tân – Phó Tổng giám đốc Công ty LOD cho biết, châu Âu vốn là thị trường có nhu cầu cao về lao động. Tuy nhiên, việc cung ứng lao động cho thị trường này lại là việc không hề đơn giản.

“Thu nhập cao, môi trường làm việc và sinh sống lý tưởng, nhưng không phải lao động nào cũng đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của phía bạn. Trước hết là yêu cầu về trình độ, kỹ năng, ngoại ngữ, cũng như điều kiện nhập cảnh, cấp visa...” – ông Tân nói.

Thực tế, hiện có một số doanh nghiệp (DN) đưa lao động sang một số nước Đông Âu – các quốc gia từng có hợp tác lao động cũ với Việt Nam tuy nhiên, con số là không nhiều. Trước đây, LOD cũng có nghiên cứu làm thị trường Nga. Công ty đã làm việc với những doanh nghiệp tuyển dụng lao động hàng đầu của Nga. Lúc đó thu nhập đã là 400 - 500 USD/tháng, nhưng do thời cuộc thay đổi, không đảm bảo an toàn cho lao động nên công ty đã không cung ứng lao động nữa.

Nhận định về triển vọng mở rộng thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) sang châu Âu, ông Tân cho rằng Việt Nam chưa thể có cơ hội tiếp cận thị trường này. “Vấn đề bây giờ phụ thuộc vào việc ta có gì trong tay. Ví dụ bây giờ ta có 10 lao động, với trình độ master ở Mỹ, ta sẽ tự tin đáp ứng yêu cầu phía bạn cần. Nếu hợp tác thì ta phải cấp cái gì bạn cần chứ không thể cấp cái mình có. Còn nếu đi XKLĐ theo kiểu “đóng container” thì nhanh lắm nhưng rủi ro thì rất lớn vì là đi chui” – ông Tân nói.

Ông Tân lấy ví dụ cụ thể, đơn cử như thị trường Trung Đông. Khi đối tác đưa một bản danh sách tuyển dụng gồm 100 ngành nghề, thì Việt Nam chỉ có thể nhìn từ dưới lên vì những vị trí ở trên là những vị trí lao động Việt Nam không thể với tới được.

“Lao động Việt Nam chủ yếu lao động phổ thông, chỉ đáp ứng được thị trường châu Á. Chênh lệch về trình độ, năng lực con người và kỹ thuật chính là rào cản khiến cho Việt Nam chưa thể tiếp cận với thị trường XKLĐ ở những nước phát triển của châu Âu” – ông Tân nói.

Một công ty XKLĐ khác tại Hà Nội cũng từng có thâm niên 3 năm đưa lao động đi làm việc trong ngành xây dựng ở Slovakia, cho biết, dù mức lương lao động khá cao (800 - 1000 USD/tháng) nhưng không phải lao động nào của Việt Nam cũng đáp ứng được nhu cầu của phía bạn.

“Chủ sử dụng ở Slovakia yêu cầu lao động phải từng có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, có trình độ tay nghề và chứng chỉ nghề, sơ cấp hoặc trung cấp về nghề xây dựng. Thêm vào đó lao động cũng phải có trình độ tiếng Anh căn bản. Mặt khác lao động còn phải thể hiện quyết tâm làm việc, cam kết không bỏ trốn mới được giới thiệu đi làm việc” – đại diện công ty này cho biết thêm.

Còn về việc đưa lao động đi Anh, chủ doanh nghiệp này chia sẻ, ông chưa từng nghĩ tới vì Anh là nước có điều kiện khắt khe nhất trong việc tuyển dụng lao động trong các quốc gia châu Âu. Để được vào Anh, lao động không chỉ cần có trình độ, kỹ năng cao mà còn cần trình độ ngoại ngữ rất cao.

Nói về khả năng tiếp cận thị trường việc làm châu Âu, TS. Nguyễn Lê Minh – Nguyên Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - LĐ-TB&XH) cho rằng, đây không phải là vấn đề đơn giản. Thực tế Bộ LĐ-TB&XH đã triển khai việc đưa lao động sang một số nước Đông Âu cũ, nhưng do thu nhập không cao nên lao động không mặn mà. Riêng một số nước châu Âu phát triển, giàu có như Pháp, Anh… họ không tiếp nhận lao động phổ thông, vì vậy, chúng ta không đủ điều kiện để tiếp cận.

Thận trọng cấp phép

Trao đổi về vấn đề mở rộng thị trường XKLĐ sang châu Âu, ông Nguyễn Gia Liêm – Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, Việt Nam có 37 doanh nghiệp được cấp phép đưa lao động sang châu Âu. Trong khoảng 3 năm, các doanh nghiệp đã đưa khoảng 4.500 lao động đi làm việc ở châu Âu. Trong đó, có thể kể tới một số quốc gia như: Rumani, Ba Lan, Cộng hoà Sip, Slovakia, Thổ Nhĩ Kỳ, Litva, Liên bang Nga, Đức…

Sở dĩ qua cả chục năm nhưng tỷ lệ lao động và DN được cấp phép đưa lao động sang các nước châu Âu làm việc không cao là bởi đây là thị trường có những quy định khắt khe và khó tính trong tiếp nhận lao động.

Còn theo bà Trần Vân Hà – Trưởng Phòng truyền thông, Cục Quản lý lao động ngoài nước thì việc xem xét hồ sơ, tuyển chọn lao động được thực hiện rất kỹ lưỡng.

“Việc tuyển chọn cần phải đúng đối tượng để tránh tình trạng lao động bỏ trốn, chúng ta cũng không thể áp dụng hình thức ký quỹ vì điều này có thể tạo gánh nặng cho lao động và các quốc gia tiếp nhận cũng không đồng ý. Chính bởi vậy, không chỉ doanh nghiệp mà cả cơ quan quản lý nhà nước cũng rất thận trọng trong việc thẩm định và cấp phép hợp đồng đưa lao động đi làm việc ở các nước châu Âu” – bà Vân Hà nói.

Trước đây, năm 2018 hàng chục lao động đi làm việc Rumania theo Công ty Trí Đức cũng đã bị ép về nước do có sự gian dối trong việc làm giả giấy tờ, hồ sơ lao động. Chính bởi vậy, Cục Quản lý lao động ngoài nước thẩm định rất chặt các hợp đồng cung ứng lao động sang châu Âu. Đây cũng là lý do vì sao trong 3 năm, Việt Nam chỉ đưa được 4.500 lao động đi làm việc ở thị trường này.

Trước thực tế đó, bà Hà cho rằng người lao động nên thận trọng trong việc tìm kiếm thị trường đi XKLĐ nhất là thị trường châu Âu. Việc một số lao động lựa chọn con đường bất hợp pháp ra nước ngoài làm việc, chấp nhận mức phí cao hơn không có nghĩa là họ sẽ được hưởng một mức thu nhập cao, một môi trường làm việc an toàn, ổn định./.

Năm 2015, số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 115.980 người; năm 2016 là 126.296 người; năm 2017 là 134.751 người; năm 2018 là 143.000 người và riêng tháng 10 năm 2019 là 120.000 người./.

Minh Anh-Bùi Tư

    热门排行

    友情链接