当前位置: 当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【soi cầu mobi 88】Đề án nghìn tỷ: Quan trọng là phẩm chất khoa học 正文

【soi cầu mobi 88】Đề án nghìn tỷ: Quan trọng là phẩm chất khoa học

2025-01-27 02:34:01 来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín 点击:929次

Tránh tạo ra “tiến sĩ giấy”

Là nhà khoa học về công nghệ thông tin – một trong bốn lĩnh vực mũi nhọn được ưu tiên trong Đề án đào tạo,ĐềánnghìntỷQuantrọnglàphẩmchấtkhoahọsoi cầu mobi 88 thu hút nhân tài – Viện trưởng Thái Quang Vinh rất ủng hộ chủ trương của Đề án này.

Tuy nhiên, theo ông, nhiều chủ trương, chính sách của chúng ta là hoàn toàn đúng đắn nhưng khâu thực hiện lại có “độ vênh” so với mục tiêu ban đầu.

Ông lo ngại, dự án đào tạo 300 tiến sĩ /một năm với kinh phí 210 tỷ/năm, nếu không cẩn thận, có thể tạo ra các tiến sĩ có trình độ kém.

Hiện nay chưa có chuẩn tiến sĩ nên dễ xảy ra việc nể nang chấm luận án

Bởi hiện nay, “chuẩn đầu ra” của các kỹ sư IT đã được thiết lập nhưng “chuẩn” tiến sĩ thì chưa có, nên dễ xảy ra việc nể nang trong việc chấm luận án.

Điều nguy hiểm nhất, theo người đứng đầu viện Công nghệ thông tin, viện Hàn lâm KHCN Việt Nam là những “tiến sĩ rởm” này lại tiếp tục vào quá trình giảng dạy, đào tạo ra những tiến sĩ mới.

“Một người giỏi có thể chỉ đào tạo ra một người giỏi hoặc bình thường. Nhưng một người kém không thể đào tạo ra người giỏi” – PGS.TS Thái Quang Vinh phân tích.

Nhiều nhà khoa học khác cũng băn khoăn về con số 300 tiến sĩ/năm, lấy cơ sở ở đâu?

Tuy nhiên, GS Nguyễn Quang Liêm, Viện trưởng viện Vật liệu lại nhận định, dù sao, cũng cần có một con số cụ thể để tính toán kinh phí cho các dự án.

Cần chú ý điều gì?
Bàn về đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam, GS Nguyễn Văn Tuấn, (Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan và Đại học New South Wales, Úc)cho rằng: "Cần tập trung vào 4 điểm là mục tiêu học, qui trình đào tạo, chất lượng đào tạo.

Theo đó, mục đích học tiến sĩ có phần lệch lạc. Vì mục đích đào tạo tiến sĩ là tạo ra những nhà khoa học chuyên nghiệp và những giảng viên, giáo sư tương cho đại học, qua việc trang bị những kĩ năng nghiên cứu khoa học và kiến thức chuyên sâu. Làm quản lí hay hành chính không cần phải học tiến sĩ. Nhưng ở Việt Nam, nhiều người theo học tiến sĩ chủ yếu là để hợp thức hoá vị trí công tác hiện tại, hoặc thăng tiến trong nấc thang hành chính và quản lí...

Ở Việt Nam, qui trình đào tạo tiến sĩ thoạt đầu nhìn vào thì khá chặt chẽ, nhưng hình như chỉ lúc ban đầu. Nghiên cứu sinh phải thi và bảo vệ đề cương, có người hướng dẫn, tức không khác gì ở nước ngoài.

Nhưng những người xét duyệt đề cương có khi chẳng có chuyên môn gì liên quan. Lại còn có vấn đề mã số, rất rắc rối và hành chính hoá đến mức độ … khó tin. Ngoài ra, qui trình quản lí nghiên cứu và nghiên cứu sinh thì không thấy đề cập đến. Luận án chủ yếu thông qua bởi một hội đồng gồm 6-8 người, mà nghiên cứu sinh phải chạy đôn chạy đáo để chọn và chi tiền cho họ ngồi xét duyệt ! Có thể nói rằng qui trình như thế mang tính hành chính nhiều hơn là khoa học. Hệ quả là nhiều nghiên cứu sinh khi vào học mới thấy mình tự học là chính, và người hướng dẫn thì chẳng giúp gì mà có khi lại chính là rào cản.

Vấn đề chất lượng đào tạo rất đáng quan tâm. Chất lượng người hướng dẫn, chất lượng đề tài nghiên cứu, và chất lượng môi trường.

Ở Việt Nam, nơi nào có người với chức danh phó giáo sư hay giáo sư thì xem như đủ tư cách khoa học để hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ. Nhưng trong thực tế, không phải ai có bằng tiến sĩ hay chức danh giáo sư đều có thể hướng dẫn tiến sĩ.

Ở Thái Lan, tuy họ có nhiều trường đại học, nhưng số trường có khả năng và điều kiện cơ sở vật chất đào tạo tiến sĩ thì rất ít. Trong các chuyên ngành như y học, đào tạo tiến sĩ rất tốn kém. Ở Úc, tính trung bình chi phí đào tạo tiến sĩ y học tốn khoảng 50 ngàn USD mỗi năm (so với các ngành khoa học tự nhiên chỉ khoảng 20 đến 30 ngàn USD). Cơ sở vật chất cho nghiên cứu sinh cần phải được đảm bảo ở mức độ tốt nhất, sao cho khi nhận nghiên cứu sinh vào là tất cả các điều kiện về thiết bị, kĩ thuật, cơ sở yểm trợ, v.v. đều đã sẵn sàng.

Còn ở Việt Nam, có nhiều nghiên cứu sinh tuy nói là học tiến sĩ nhưng chủ yếu dựa vào cơ sở vật chất nơi họ đang công tác. Ở ngoài, nghiên cứu tiến sĩ là phải tập trung toàn thời gian, còn ở Việt Nam, đại đa số chỉ làm bán thời gian. Nhiều nghiên cứu sinh "tự bơi" trong điều kiện thiếu thốn.

Một vấn đề quan trọng khác là chương trình đào tạo hậu tiến sĩ. Ở trong nước, người ta nghĩ rằng xong chương trình tiến sĩ là đạt đỉnh cao học thuật, không cần học gì thêm nữa. Quan điểm này hết sức sai lầm. Xong tiến sĩ có thể ví von như là xong học nghề. Người học cần phải trao dồi tay nghề mới có thể trở thành độc lập. Nhưng rất tiếc là đại đa số tiến sĩ được Việt Namgửi ra ngoài đào tạo chưa qua chương trình hậu tiến sĩ, vì theo qui định họ phải về nước. Vì thế, phần lớn chưa có cơ hội thực tập sau tiến sĩ, và trình độ có khi cũng còn hạn chế.

Còn ở trong nước thì không có chương trình hậu tiến sĩ. Cần phải gửi nghiên cứu sinh xong tiến sĩ ra ngoài để theo đuổi chương trình hậu tiến sĩ để đào tạo những người này thành những nhà khoa học chuyên nghiệp. Điều này có thể không dễ, vì xin được một suất học hậu tiến sĩ rất khó và cạnh tranh ác liệt. Nhưng nếu nghiên cứu sinh có công bố quốc tế trên các tập san tốt thì việc xin nghiên cứu hậu tiến sĩ cũng dễ dàng hơn.

Đào tạo tiến sĩ rất quan trọng và quan trọng nhất là phẩm chất khoa học, chứ không phải là những con số tròn trĩnh để đạt một “mục tiêu chính trị” nào đó”.

Ở Úc, tiến sĩ tương lai bị "quay" liên tục

“Ở Úc, mỗi đại học hay viện đều có một hội đồng (thường gọi là Higher Degree Committee hay HDC) chuyên lo quản lí tiến độ của nghiên cứu sinh. Cứ mỗi 6 tháng, nghiên cứu sinh và người hướng dẫn phải đi dự phỏng vấn của HDC, để nhận ra những vấn đề đang vướng mắc và bàn biện pháp giải quyết. Có những vấn đề như nghiên cứu sinh thiếu chuyên môn phân tích, chưa biết viết bài báo khoa học, thiếu kĩ năng lab, v.v. thì HDC có nhiệm vụ giới thiệu nghiên cứu sinh đi học thêm những kĩ năng cần thiết.

Những vấn đề cá nhân (như mâu thuẫn giữa thầy và trò) cũng có thể giải quyết. Ngoài làm việc với HDC, nghiên cứu sinh phải dự seminar hàng tuần, họp lab hàng tuần nghe người khác trình bày nghiên cứu, họp journal club để điểm qua những nghiên cứu của người khác, v.v. Mỗi năm, nghiên cứu sinh còn phải trình bày kết quả nghiên cứu để người khác săm soi. Với một qui trình như thế, nghiên cứu sinh cảm thấy mình không bị bỏ rơi, mà có hẳn một "bộ máy" hỗ trợ đằng sau mình, và tiến độ nghiên cứu được đảm bảo theo đúng thời gian định ra”
– GS Nguyễn Văn Tuấn

Nhiều chuyên gia, nhà khoa học, tiến sỹ kinh tế ủng hộ đề án đào tạo nhân lực trình cao

Theo ghi nhận của Chất lượng Việt Nam, đến nay qua trao đổi ý kiến với nhiều nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành, các tiến sỹ kinh tế tất cả đều ủng hộ chủ trương của dự án đầu tư công sức, tiền bạc tập trung để phát triển nhân lực trình độ cao.

Bạn đọc có ý kiến đóng góp về đề án có thể gửi ý kiến về địa chỉ: [email protected] để bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình.

Thanh Thủy - Song Linh

 

 

 

 

作者:Ngoại Hạng Anh
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜