Hạn mặn cục bộ ảnh hưởng diện tích trồng lúa tại một số khu vực ở miền Tây. Ảnh: CTV Diễn biến khó lường
Theo dự báo của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, diễn biến mặn xâm nhập mùa khô năm 2021 - 2022 tuy thấp hơn nhiều so với mùa khô năm 2015 - 2016 (4-23km), năm 2019 - 2020 (5-45km) và một số thời điểm tương đương, nhưng vẫn có thể diễn biến bất thường, nguy hiểm ở bất cứ thời điểm nào do vận hành thủy điện.
Dự báo mặn xâm nhập toàn vùng sâu nhất trong tháng ba trên các sông tại TP. Hồ Chí Minh và các sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Hậu, sông Cổ Chiên và hệ thống sông Vàm Cỏ ở miền Tây.
Thạc sĩ Trần Minh Tuấn - Viện Khoa học thủy lợi miền Nam cho biết, để góp phần giảm thiểu các thiệt hại do hạn mặn gây ra, các địa phương trong khu vực cần khuyến cáo, cảnh báo cho người dân; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý chuyên ngành về lịch mùa vụ, cơ cấu cây trồng, nhất là vùng cách biển đến 35-40km.
Tại TP. Hồ Chí Minh, tình trạng xâm nhập mặn không chỉ xảy ra hạn hán, thiếu nước tưới cục bộ cho cây trồng, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước để cấp nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân,
Còn tại các tỉnh ven biển khu vưc ĐBSCL, đặc biệt là các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang... năm 2019 - 2020 có thời điểm nước biển xâm nhập mặn sâu (5-45km), mức thiệt hại khó có thể đo đếm hết được.
Hạn hán, xâm nhập mặn đang tiến sâu vào một số khu vực tại tỉnh Tiền Giang. Ảnh: CTV Không chỉ ảnh hưởng sinh hoạt cho người, gia súc, gia cầm… hàng vạn ha hoa màu nguy cơ bị thiệt hại một phần, có nơi mất trắng, mà thực tế đã diễn ra trong nhiều năm qua.
Cũng theo Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, cùng với nhiệm vụ ổn định phục hồi phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch, các địa phương trong vùng hơn lúc nào hết cần chủ động, linh hoạt các giải pháp phòng, chống nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn và thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn.
Trong trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước xâm nhập mặn nghiêm trọng, cần ưu tiên nguồn nước để cấp nước sinh hoạt cho người dân, chăn nuôi gia súc và tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Linh hoạt nhiều giải pháp ứng phó
Cuối tháng 2, đầu tháng 3/2022, để chủ động, linh hoạt ứng phó với tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn, UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành phương án phòng, chống nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn và thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn trong bối cảnh thành phố đang chuẩn bị bước vào những tháng cao điểm của mùa khô năm 2022.
Theo đó, về giải pháp chung bảo đảm cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, UBND thành phố yêu cầu các sở ngành, UBND các quận, huyện và TP. Thủ Đức theo dõi chặt chẽ diễn biến, thông tin dự báo khí tượng thủy văn, tình hình xâm nhập mặn; chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2022.
Cũng theo UBND TP. Hồ Chí Minh, một trong những giải pháp ưu tiên hàng đầu cần được gấp rút triển khai tại các khu vực có nguy cơ cao, đó là tăng cường quan trắc, giám sát tình hình xâm nhập mặn tại các khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng để kịp thời hướng dẫn người dân trữ nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt; đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các công trình thủy lợi, các công trình cấp nước.
“Lực lượng chức năng đang tăng cường công tác nạo vét, gia cố, duy tu sửa chữa hệ thống kênh tưới, đặc biệt là hoàn thiện hệ thống kênh mương nội đồng ở các vùng có nguy cơ xảy ra hạn hán để đảm bảo đủ cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phòng, chống cháy rừng”- Đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Hồ Chí Minh cho biết.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố cũng cho biết, giải pháp ưu tiên sau đó là về trồng trọt, ngành nông nghiệp thành phố sẽ hướng dẫn người dân thực hiện bố trí cơ cấu mùa, vụ gieo trồng phù hợp, ưu tiên sử dụng giống cây trồng có khả năng chịu mặn, chịu hạn, hiệu quả kinh tế cao; tập trung xuống giống đồng loạt, đúng thời vụ, tăng cường áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm…
Người dân miền Tây trữ nước sinh hoạt, tưới cây theo phương pháp truyền thống. Ảnh: CTV
Trong khi đó, tại các tỉnh ở ĐBSCL, hiện nước mặn đã xâm nhập sâu vào nội đồng, chính quyền và người dân miền Tây đang chủ động ứng phó bằng kinh nghiệm, kết hợp với nhiều giải pháp linh hoạt do chính quyền đưa ra.
Tại tỉnh Bến Tre, tình hình xâm nhập mặn trên các sông chính qua địa bàn tỉnh hiện ở mức cao, xấp xỉ cùng kỳ năm 2021. Độ mặn 4 phần nghìn đã xâm nhập cách các cửa sông Mekong hơn 45-61km.
Theo dự báo, nước mặn sẽ còn xâm nhập sâu hơn so với cùng kỳ năm ngoái trên sông Cửa Đại, Cổ Chiên và Hàm Luông. Mức độ rủi ro do thiên tai xâm nhập mặn đang tăng lên cấp độ 2.
Nhằm chủ động ứng phó hạn mặn, tỉnh Bến Tre đã triển khai sớm các biện pháp phòng chống thiếu nước, hạn hán, xâm nhập mặn, phối hợp vận hành có hiệu quả các công trình thủy lợi nhằm đảm bảo nước ngọt phục vụ người dân sinh hoạt, sản xuất.
UBND tỉnh Bến Tre cũng đang gấp rút tuyên truyền, vận động nhân dân đắp bờ bao cục bộ, đập tạm; trữ nước mưa, nước ngọt trong các hồ, lu, bồn chứa… nhằm đảm bảo đủ nước uống, sinh hoạt và sản xuất trong mùa khô.
Ghi nhận tại tỉnh Tiền Giang, tình hình hạn mặn năm nay trên sông Tiền đến sớm hơn so với trung bình nhiều năm nhưng muộn hơn so với mùa khô 2020 - 2021.
Để chủ động ứng phó, UBND tỉnh Tiền Giang đã cho đắp đập thép ngăn mặn, trữ ngọt trên kênh Nguyễn Tấn Thành. Hiện công trình đã hoàn thành, đáp ứng được việc ngăn mặn, trữ ngọt bảo vệ nước sản xuất cho khoảng 100.000 ha khu vực phía Tây và khu dự án kè sông Bảo Định.
Tại khu vực phía đông tỉnh Tiền Giang, các địa phương cũng đã chủ động thu hoạch vụ lúa Thu Đông để tránh mặn. Cùng với đó, ngành nông nghiệp hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc đối với loại cây trồng tại vùng có nguy cơ nhiễm mặn cao.
Ưu tiên ngành nuôi trồng và lâm nghiệp
Đối với giải pháp về chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, ngành nông nghiệp và môi trường TP. Hồ Chí Minh cùng các tỉnh trong khu vực ĐBSCL những ngày qua cũng đang tích cực phối hợp với các đơn vị hữu quan thông tin rộng rãi, kịp thời về tình hình thời tiết, mức độ xâm nhập mặn, khuyến cáo người dân nuôi trồng thủy sản áp dụng mô hình nuôi phù hợp, chủ động chuyển đổi cơ cấu con giống phù hợp, thả giống mật độ hợp lý và có biện pháp chăm sóc chu đáo để hạn chế những thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn gây ra.
Cùng với đó, lãnh đạo các địa phương này cũng đang tập trung chỉ đạo các đơn vị chức năng, chủ trì là ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn các đơn vị, tổ chức và người dân các giải pháp cải tạo tốt ao nuôi, xây dựng chuồng trại phù hợp với tình hình thực tế; từng bước áp dụng kỹ thuật, quy trình nuôi an toàn sinh học; đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phương pháp công nghệ mới để đánh giá chọn lọc, nhân giống các vật nuôi có nguồn gen tốt, có khả năng thích nghi trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Cùng thời điểm này, tại các tỉnh miền Tây Nam bộ, nhất là những tỉnh có nhiều diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng, giải pháp về lâm nghiệp cũng đang được dành ưu tiên hàng đầu.
Ngành lâm nghiệp được yêu cầu rà soát lại các vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng và cây phân tán cao với quy mô đám cháy lớn để xây dựng các phương án phòng cháy, chữa cháy theo diễn biến tình hình thời tiết và thực tiễn khu vực rừng có nguy cơ xảy ra cháy lớn; đồng thời thường xuyên kiểm tra, tuần tra các khu rừng trong phạm vi quản lý, chủ động chuẩn bị các loại phương tiện, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ máy bơm cấp nước phòng, chống hạn, cháy rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng.
顶: 57268踩: 26Dự báo mặn xâm nhập toàn vùng sâu nhất trong tháng 3 trên các sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Hậu, sông Cổ Chiên và hệ thống sông Vàm Cỏ. Để góp phần giảm thiểu các thiệt hại do hạn mặn gây ra, ông Trần Minh Tuấn khuyến cáo các địa phương cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý chuyên ngành về lịch mùa vụ, cơ cấu cây trồng, nhất là vùng cách biển đến 35-40km. Sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân 2022 xong, bà con nông dân chờ nguồn nước ngọt trên sông ổn định, hoặc chờ mưa diện rộng mới xuống giống vụ Hè Thu tiếp theo.
【ti so as roma】Chủ động, linh hoạt các giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn
人参与 | 时间:2025-01-11 02:45:37
相关文章
- Sôi động thị trường tiền lưu niệm độc lạ lì xì Tết
- Vợ chồng cùng nhau đi nhặt rác, truyền cảm hứng cho nhiều người
- Du lịch Hòa Bình hút khách mùa thu đông với 'đặc sản' suối khoáng nóng
- Nhà tạm lánh cho những cô gái bị rình rập, bám đuôi ở Hàn Quốc
- Nhận định, soi kèo Marbella vs Atletico Madrid, 03h30 ngày 5/1: Đá chơi thắng thật
- Lãi suất huy động đã gần chạm “đáy”
- Giấu chuyện mắc bệnh tim, người phụ nữ hối hận sợ hai mẹ con không qua khỏi
- Chi tiền triệu mang thiên nhiên vào nhà, thỏa đam mê trồng cây, nuôi cá
- Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tín dụng ngay từ đầu năm, giá vàng và tỷ giá cùng tăng
- Đi đăng ký kết hôn, chồng chưa cưới tiết lộ bí mật khiến tôi sụp đổ
评论专区