当前位置:首页 > Thể thao > 【mannhan.tv live trực tiếp bóng đá】Thương mại điện tử: Chìa khóa đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu

【mannhan.tv live trực tiếp bóng đá】Thương mại điện tử: Chìa khóa đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu

2025-01-10 00:33:26 [La liga] 来源:Empire777

Trong thời đại bùng nổ Internet,ươngmạiđiệntửChìakhóađẩymạnhhoạtđộngxuấtkhẩmannhan.tv live trực tiếp bóng đá 3G và các thiết bị điện tử, di động, ngày càng có nhiều doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu áp dụng thương mại điện tử (TMĐT) làm công cụ thay thế cho các hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống. Đây cũng là chủ đề chính tại diễn đàn "Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam qua thương mại điện tử nhằm đón bắt cơ hội từ FTA Việt Nam-EU 2015", diễn ra ngày 11/11, tại Hà Nội.

Việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đối tác nhập khẩu ở các thị trường nhập khẩu truyền thống cũng như các thị trường còn nhiều tiềm năng là một thực tế mang tính sống còn hiện nay đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh khốc liệt.

Trong bối cảnh đó, TMĐT đã giải quyết được những thách thức và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nhờ những ưu thế nổi trội có thể giúp DN vươn tới mọi thị trường trên toàn cầu một cách nhanh nhất, hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Đối với các DN còn yếu, chưa đủ sức cạnh tranh, thì TMĐT càng trở thành công cụ hữu hiệu và thông minh giúp các DN này tiến gần hơn với thị trường quốc tế.

Theo phân tích của ông Lê Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, muốn có hàng hóa để xuất khẩu thì DN phải sản xuất và phải có đầu vào. Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã có nhiều thành tích đáng kể. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 150 tỷ USD. Sản xuất hàng hóa cần đầu vào như nguyên liệu, phụ liệu, khoáng sản, than đá, dầu thô… nhưng những nguồn nguyên liệu này đang dần cạn kiệt.

Sắt thép, vải đang phải nhập; dệt may, da giầy, đồ gỗ là những mặt hàng xuất khẩu chính của nước ta cũng phải nhập khẩu nguyên liệu là chính, DN Việt Nam chỉ đóng góp nhân công lao động. Nguồn nguyên liệu đầu vào trên thực tế lợi ích thu được rất ít. "Những nước không có tài nguyên hay nguyên liệu đầu vào dồi dào mà có thể xuất khẩu mạnh thì phải dựa vào trí óc. Năng lực xuất khẩu của Việt Nam hiện không phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào thì có cạnh tranh bằng khối óc được hay không?”, ông Hải đặt câu hỏi.

Hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều hàng rào đang dần mở ra cho Việt Nam. Thế giới phẳng không hoàn toàn là bình đẳng vì sức của mỗi quốc gia có nhiều chênh lệch. Một mặt tích cực hội nhập, một mặt phải nắm được các hiệu ứng từ hội nhập. Năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu thể hiện khả năng, tiềm năng sản xuất và xuất khẩu của đất nước đó thông qua yếu tố con người, doanh nghiệp, quốc gia.

“Việc đo lường thông qua kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, hàm lượng giá trị gia tăng, tính bền vững (không phải bong bóng như bất động sản, chứng khoán…) thể hiện sự đứng vững của DN, quốc gia trong bối cảnh hội nhập ngày càng tăng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là giá trị gia tăng, lợi nhuận ròng còn lại của DN”, ông Lê Thanh Hải cho biết thêm.

Trong thời đại toàn cầu hóa, không một quốc gia nào có thể tự mình sản xuất mọi công đoạn của một sản phẩm. Vấn đề là nắm được công đoạn nào trong chuỗi giá trị đó thì doanh nghiệp sẽ là người được hưởng lợi nhiều nhất. Đó là điều cốt lõi cho DN tìm chỗ đứng vững chắc khi hội nhập.

Cơ hội lớn nhất khi tham gia FTA nằm ở chỗ cắt giảm thuế quan của các nước đối tác, giúp hàng hóa Việt Nam cạnh tranh hơn, có khả năng tiếp cận thị trường tốt hơn hàng hóa cùng loại của những nước không tham gia FTA. Hiểu biết về lợi ích đem lại từ FTA là chìa khóa quan trọng để doanh nghiệp tận dụng cơ hội.

Cùng với đó, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cao cấp, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung oơng cũng đưa ra những chuẩn bị cần thiết của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường EU sau FTA Việt Nam - EU 2015.

Theo ông, kinh nghiệm là phải đa dạng hóa thị trường, không nên tập trung vào một thị trường bởi nếu thị trường đó gặp rủi ro thì DN sẽ gặp những khó khăn trong việc xuất khẩu. Doanh nghiệp nên cân nhắc sức lực của mình ở đâu để bắt đầu. Chú trọng sản xuất những mặt hàng cần thiết và khác biệt. Các nền kinh tế khác nhau không phải cạnh tranh mà đang bổ sung cho nhau. Khi hợp tác cũng cần chú trọng tới đồng tiền sử dụng. Nên dùng những đồng tiền ổn định, tránh rủi ro cho DN khi đồng tiền không may rớt giá. Trong đó, ngoài USD thì đồng Franc của Thủy Sĩ là đồng tiền ổn định nhất thế giới.

Cũng tại diễn đàn, đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ OSB đã chia sẻ giải pháp giúp tối ưu hóa TMĐT trong hoạt động xuất khẩu. Cụ thể, gắn liền với sự phát triển của TMĐT là hoạt động của các sàn giao dịch TMĐT B2B. Thực tế cho thấy, một sàn giao dịch TMĐT B2B cho phép các doanh nghiệp hội tụ, sử dụng Internet để thực hiện các giao dịch phức tạp và gia tăng hiệu quả từ các giao dịch đó. Việc tham gia các sàn giao dịch TMĐT B2B nói chung sẽ giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi thế của các FTA thông qua triển khai TMĐT./.

TN

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读