【bang xep hang đuc】Sắt thép, xi măng tăng mạnh, các nhà thầu có nguy cơ thua lỗ

时间:2025-01-11 00:38:46 来源:Empire777
Giá thép tiếp tục tăng

Đua nhau tăng giá

Thực tế cho thấy,ắtthépximăngtăngmạnhcácnhàthầucónguycơthualỗbang xep hang đuc từ ngày 15/3, hàng loạt công ty thép ra thông báo điều chỉnh tăng giá bán. Cụ thể, Công ty CP Sản xuất thép Việt Đức báo với khách hàng sẽ tăng thêm 600.000 đồng/một tấn thép, giá này chưa gồm thuế giá trị gia tăng (VAT). Tương tự, Công ty TNHH Thép Hoà Phát Hưng Yên, Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên... cũng tăng giá bán mỗi tấn thép thêm 600.000 đồng.

Như vậy, chỉ tính riêng từ đầu tháng 3 đến nay, thị trường thép đã trải qua tới 3 lần điều chỉnh tăng giá. Tổng cộng mức tăng là 1,6 triệu đồng, trong đó hai lần điều chỉnh gần đây là 600.000 đồng/tấn và hôm 5/3 là 400.000 đồng/tấn. Với mức tăng thêm phổ biến 1,2-1,4 triệu đồng mỗi tấn, giá thép tại một số doanh nghiệp vượt 19 triệu đồng.

Khảo sát tại nhiều cửa hàng vật liệu xây dựng ở Hà Nội cho thấy, ngoài thép, hàng loạt nguyên vật liệu xây dựng khác như xi măng, cát, bê tông... cũng đang tăng giá so với thời điểm cuối năm 2021. Theo thống kê của Hiệp hội Xi măng Việt Nam, trong nửa cuối tháng 3 có đến 13 doanh nghiệp thông báo tăng giá sản phẩm. Mức tăng phổ biến là 100.000 đồng một tấn.

Sắt thép, xi măng tăng mạnh, các nhà thầu có nguy cơ thua lỗ
Giá các loại vật liệu xây dựng tăng cao khiến các chủ thầu xây dựng đứng trước nguy cơ thua lỗ

Đơn cửa như Công ty CP Xi măng Hoàng Long điều chỉnh giá bán xi măng PCB40 các loại lên thêm 120.000 đồng/tấn. Riêng Công ty CP Xi măng Thành Thắng Group tăng giá bán các loại xi măng bao và rời (cả đường thủy và đường bộ) mang thương hiệu Thành Thắng và Thịnh Thành lên đến 150.000 đồng/tấn.

Bên cạnh đó, giá cát cũng tăng khoảng 10.000 đồng/m3, cát vàng thô đang ở mức 390.000 - 470.000 đồng/m3; cát đen từ 140.000 - 170.000 đồng/m3; giá xi măng tăng 3.000 - 5.000 đồng/bao 50kg; gạch ống tăng khoảng 100 đồng/viên; các loại sắt thép cũng tăng khoảng 500 đồng/kg.

Giống các lần tăng giá trước, lý do được các doanh nghiệp đưa ra là giá phôi thép, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao nên phải điều chỉnh giá bán để tối đa hóa hiệu quả sử dụng nguyên, nhiên và vật liệu nhưng vẫn không thể bù đắp chi phí đầu vào tăng cao như hiện nay.

Giá các loại vật liệu xây dựng tăng cao khiến nhiều người dân muốn xây nhà cũng ngần ngại vì tăng chi phí. Còn đối với các chủ thầu xây dựng thì đây đang là bài toán khó khiến các chủ thầu đau đầu vì làm không có lãi do nhiều hợp đồng không thể điều chỉnh vì đã ký từ trước đó.

Anh Nguyễn Tùng Lâm, Trưởng phòng kinh doanh một công ty xây dựng tại Hà Nội chia sẻ, giá các loại nguyên vật liệu xây dụng như xi măng, sắt thép đều ảnh hưởng trực tiếp đến hợp đồng xây dựng thi công của từng công trình. Do đó, việc chi phí các nguyên vật liệu tăng sẽ kéo theo nhiều vấn đề đối với các chủ đầu tư.

“Sau khi đã trúng thầu, trước khi khởi công xây dựng, công ty sẽ đàm phán lại với đối tác về giá thành nguyên vật liệu. Tại thời điểm đàm phán lại, nếu như các nguyên liệu như thép, xi măng từ các nhà máy báo về tăng thì giá trị hợp đồng tương ứng cũng phải tăng lên. Thế nhưng việc đàm phán không dễ dàng, vì giá nguyên vật liệu liên tục tăng cao. Do không đạt được thỏa thuận nên nhiều công trình đành bỏ cọc, vì nếu không tăng giá trị hợp đồng thì làm chắc chắn là thua lỗ” - anh Lâm cho biết.

Tại các công trường xây dựng trọng điểm lớn như cao tốc Bắc - Nam, nhà thầu cũng đang đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng khi giá vật liệu xây dựng đầu vào phục vụ thi công như đất, thép, xăng dầu, xi măng, nhựa đường… tăng từ 20-30%, vượt xa so với giá tại thời điểm bỏ thầu.

Theo đại diện Ban điều hành gói thầu XL10 thuộc Dự án Mai Sơn - quốc lộ 45, giá thép xây dựng tăng vượt 50% so với dự toán, trong khi đó dự án điều chỉnh giá theo chỉ số của tỉnh, chủ yếu dao động bù giá khoảng 5 - 8%. Mức điều chỉnh này không thể giúp nhà thầu bù được giá thực tế.

“Với mức trượt giá này, cùng với giá xi măng tăng cao đa số các nhà thầu thi công trên tuyến cao tốc Bắc - Nam đều đang lỗ nặng, càng thi công càng lỗ. Gói thầu này sử dụng là 5.000 tấn thép, nếu tính theo giá hiện tại nhà thầu sẽ lỗ khoảng 30 - 40 tỷ đồng”- đại diện Ban điều hành gói thầu XL10 cho hay.

Nhanh chóng bình ổn giá

Không chỉ chi phí nguyên vật liệu xây dựng tăng, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng cho rằng, hiện các doanh còn gặp phải khó khăn do thiếu hụt nhân công nghiêm trọng. Nhiều công nhân đã tạm nghỉ việc và trở về quê nhưng nay chưa thể quay trở lại để tiếp tục công việc, gây ảnh hưởng đến tiến độ công trình, khiến doanh nghiệp khó chồng khó.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) nhận định, giá thành xây dựng bất động sản được cấu thành bởi 2 tiêu chí: chi phí về đất (thường chiếm 15% đối với nhà chung cư, 30% đối với nhà phố và 50% đối với biệt thự) và chi phí về xây dựng (thường chiếm khoảng 60% giá thành xây dựng bất động sản). Theo đó, việc tăng giá vật liệu xây dựng sẽ tác động lên giá thành nhà ở.

Theo đó, mới đây, các doanh nghiệp chuyên xây dựng nhà ở xã hội tại một số tỉnh đã làm đơn xin điều chỉnh giá bán, giá cho thuê, thậm chí xin ngừng bán các căn hộ nhà ở xã hội do tác động từ lãi vay ngân hàng và giá vật liệu xây dựng tăng chóng mặt.

Các chuyên gia đánh giá, việc giá vật liệu xây dựng tăng mạnh có một phần nguyên nhân đến từ chi phí đầu vào sản xuất tăng cao. Trong đó, có nguyên nhân tác động từ giá xăng dầu tăng cao trong thời gian vừa qua đã làm cho chi phí vận chuyển vật liệu sản xuất và vật liệu xây dựng tăng.

Trước những khó khăn trên, để có thể phục hồi và tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới, các nhà thầu xây dựng đưa ra 5 kiến nghị như, cần có các biện pháp nhanh chóng bình ổn giá nguyên vật liệu đầu vào cho ngành xây dựng. Đồng thời, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn bằng cách tiếp tục kéo dài thời gian giảm lãi suất vay ngân hàng, hỗ trợ vay ngân hàng lãi suất thấp;

Bên cạnh đó, tạo điều kiện đấu thầu mở rộng; đẩy mạnh công tác giải ngân đầu tư công đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước để các công trình không bị gián đoạn thi công; gia hạn kiểm tra thuế để giảm bớt áp lực cho doanh nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính công, đơn giản hóa thủ tục trình tự cấp giấy phép xây dựng để các công trình, dự án được thi công đúng tiến độ, tạo điều kiện tối đa để doanh nghiệp phát triển bền vững.

推荐内容