【kết quả bđ ngoại hạng anh】Lời giải cho bài toán vay nợ chính quyền địa phương

loi giai cho bai toan vay no chinh quyen dia phuong

Vay bù đắp bội chi của ngân sách địa phương chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển. Ảnh: H.V.

Nợ địa phương bằng 1,ờigiảichobàitoánvaynợchínhquyềnđịaphươkết quả bđ ngoại hạng anh2% GDP

Theo thống kê mới nhất của Bộ Tài chính, quy mô nợ của chính quyền địa phương ngày càng lớn. Dự kiến đến hết ngày 31/12/2017, mức dư nợ vay của các địa phương lên tới 66.654 tỷ đồng, bằng 1,2% GDP và bằng 29,2% mức dư nợ được phép theo quy định của Luật NSNN. Trong khi đó, hạn mức các địa phương còn được phép vay khá lớn, khoảng 162.064 tỷ đồng, bằng 2,9% GDP.

Thời gian qua, việc quản lý nợ của chính quyền địa phương đã được bảo đảm chặt chẽ, rõ ràng, đặc biệt từ khi Luật NSNN năm 2015 có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017. Tuy nhiên, thực tế lại chỉ ra rằng, trách nhiệm của cơ quan giúp Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh trong việc thực hiện các nhiệm vụ vay cũng như trách nhiệm trong việc bố trí các nguồn lực tài chính của địa phương để hoàn trả các khoản nợ theo đúng cam kết với các cơ quan và tổ chức cho vay trong và ngoài nước, đặc biệt là các khoản vay lại của chính quyền địa phương từ nguồn vay ngoài nước của Chính phủ chưa được phân định rõ ràng. Có thể thấy, các khoản vay ngoài nước của Chính phủ từ năm 2016 trở về trước chủ yếu thực hiện cơ chế Trung ương cấp phát cho địa phương (năm 2015 là 21.563 tỷ đồng; năm 2016 là 19.380 tỷ đồng; dự toán 2017 là 23.000 tỷ đồng; dự toán năm 2018 là 26.198 tỷ đồng), trong khi nghĩa vụ trả nợ lại thuộc về ngân sách Trung ương (NSTƯ). Điều này dẫn đến hệ lụy là các địa phương ỷ lại, trông chờ vào NSTƯ và sử dụng nguồn vốn vay ngoài nước chưa thực sự có hiệu quả.

Để bảo đảm kiểm soát nợ công trong giới hạn cho phép và sử dụng nguồn vốn vay ngoài nước có hiệu quả, chia sẻ nghĩa vụ trả nợ với NSTƯ, tháng 4/2017, Chính phủ đã có Nghị định số 52/2017/NĐ-CP về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cũng có nghĩa là, từ thời điểm đó, thay vì Trung ương cấp phát nguồn vốn vay nước ngoài cho các địa phương như trước đây, sẽ thực hiện phương thức NSTƯ cấp phát một phần và cho địa phương vay lại một phần. Để Luật hóa nội dung này, đồng bộ khung khổ pháp lý, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2018, trong đó giao Chính phủ quy định chi tiết về quản lý nợ của chính quyền địa phương.

Đến nay, Bộ Tài chính cũng đã hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về quản lý nợ của chính quyền địa phương với nhiều quy định mới, đảm bảo đủ cơ sở pháp lý và đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.

Tập trung đầu mối, phân rõ trách nhiệm

Theo Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, việc ban hành Nghị định này nhắm vào 3 mục tiêu quan trọng. Đầu tiên là phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong công tác quản lý nợ của chính quyền địa phương; gắn trách nhiệm giải trình với chức năng nhiệm vụ được giao trong tất cả các khâu, từ lập kế hoạch, phân bổ, quản lý, sử dụng các khoản vay nợ; đồng thời, bố trí nguồn lực để hoàn trả các khoản nợ theo cam kết vay. Trong đó, Sở Tài chính là cơ quan đầu mối giúp UBND cấp tỉnh thống nhất quản lý nợ của chính quyền địa phương. Đơn vị này sẽ xây dựng kế hoạch vay, trả nợ 5 năm, hàng năm; xây dựng chương trình quản lý nợ 3 năm; xây dựng phương án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, các khoản vay khác. Căn cứ dự toán chi ngân sách địa phương và nguồn tài chính của địa phương đã được cấp có thẩm quyền quyết định, Sở Tài chính thực hiện thanh toán nợ gốc, lãi, phí và các chi phí khác liên quan đến khoản vay của chính quyền địa phương; thanh tra, kiểm tra của các cơ quan, tổ chức về quản lý, sử sụng vốn vay của chính quyền địa phương.

Bên cạnh đó, các quy định của dự thảo Nghị định hướng tới việc kiểm soát chặt chẽ nợ của chính quyền địa phương từ lập kế hoạch vay nợ và việc huy động các nguồn vốn vay; phân bổ, sử dụng vốn vay và bố trí nguồn lực tài chính của địa phương để hoàn trả các khoản vay; góp phần kiểm soát tốc độ gia tăng nợ công, bảo đảm an toàn, bền vững nợ và an ninh tài chính quốc gia; góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Nguyên tắc vay của chính quyền địa phương được Bộ Tài chính đề xuất như sau: Vay bù đắp bội chi của ngân sách địa phương chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển để thực hiện chương trình, dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Vay để trả nợ gốc khi thực hiện vay có thể thực hiện theo phương thức trước khi phân bổ dự toán vốn đầu tư phát triển phải trừ tương ứng số chi trả nợ gốc thực hiện bằng nguồn vay, phần còn lại của vốn đầu tư mới phân bổ cho các chương trình dự án. Sau khi tổ chức vay được sẽ thực hiện phân bổ cho các dự án; trường hợp không vay được hoặc vay thấp hơn mức dự kiến thì phải thực hiện cắt giảm vốn đầu tư tương ứng. Chính quyền địa phương chỉ được phép vay trong tổng mức vay đã được Quốc hội quyết định hàng năm cho từng địa phương và trong hạn mức dư nợ vay; không được vay trực tiếp ngoài nước, không được bảo lãnh cho các doanh nghiệp để vay vốn hoặc phát hành trái phiếu trong và ngoài nước. Mọi khoản vay do UBND cấp tỉnh vay phải được tính đúng, tính đủ vào nợ của chính quyền địa phương.

Ngoài ra, việc đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế công khai, minh bạch các khoản vay và trả nợ các khoản vay cũng được đưa vào Nghị định; tăng cường, nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong quản lý nợ của chính quyền địa phương.

Dự kiến, sau khi được phê duyệt, Nghị định cũng sẽ có hiệu lực từ 1/7/2018.

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Samsung có thể mất tới hơn 1 tỷ USD chi phí thu hồi Note 7
下一篇:Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025?