【lịch thi đấu của đức】Chân dung các CEO xuất sắc nhất thế giới năm 2015
Năm nay,ândungcácCEOxuấtsắcnhấtthếgiớinălịch thi đấu của đức tình hình kinh doanh của nhiều ‘đại gia’ công nghệ rất sáng sủa. Giá trị cổ phiếu của không ít hãng đã tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm trước. Vì thế, các CEO đình đám như Jeff Bezos của Amazon, Larry Page của Alphabet, Mark Zuckerberg tại Facebook, hay ông trùm Netflix là Reed Hastings đều đã được CNN cân nhắc. Nhưng cuối cùng, danh hiệu CEO xuất sắc nhất lại bất ngờ thuộc về Craig Jelinek của hãng bán lẻ Costco.
1- CEO xuất sắc nhất: Craig Jelinek của Costco
2015 rõ ràng là một năm đen tối cho các cổ phiếu ngành bán lẻ. Sự tăng trưởng và thành công đột biến của “đại gia” Amazon giúp họ chính thức vượt qua Wal-Mart tính theo giá trị vốn hóa thị trường, đồng nghĩa với việc các “ông lớn” khác trong cùng phân khúc này bị cạnh tranh dữ dội và gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng Costco là một ngoại lệ, cổ phiếu của họ tăng hơn 15% kể từ đầu năm, và gần chạm đến mức cao nhất trong lịch sử.
Quyết định ‘dũng cảm’ chấm dứt hợp tác với hãng phân phối thẻ tín dụng American Express sau 15 năm, để chuyển sang Citigroup cho phép khách hàng mua sắm bằng thẻ Visa đã khiến Costco có thêm nhiều người dùng hơn, vì Visa được dùng rộng rãi hơn hẳn so với thẻ AmEx. Ngoài ra, việc đẩy mạnh cung cấp thực phẩm hữu cơ cũng khiến hãng này chiếm thêm thị phần từ Walmart và Whole Foods. Costco cũng liên tục tung ra các chương trình khuyến mãi khổng lồ, thu được doanh thu bán hàng ngày càng tăng. Hơn 90% khách hàng của họ đã đăng ký duy trì thẻ thành viên.
2- CEO có sự trở lại ấn tượng nhất: Jeff Bezos của Amazon
Amazon từng có một năm 2014 hết sức đáng quên, với giá cổ phiếu sụt đến 22% sau 12 tháng. Tuy vậy, năm 2015 đại gia thương mại điện tử này đã có màn trở lại không thể ngoạn mục hơn. Cổ phiếu của họ tăng lên hơn gấp đôi, đưa Amazon vượt lên trên Walmart trở thành hãng bán lẻ lớn nhất thế giới. Trên chỉ số S&P500, duy chỉ cổ phiếu của nhà cung cấp video trực tuyến Netflix thăng hoa hơn họ.
Dịch vụ Web trên nền điện toán đám mây của Amazon cũng thu được thắng lợi lớn. Mức tăng trưởng doanh thu của họ là trên 70%, còn chỉ số lợi nhuận hoạt động biên vượt quá 20%. Bản thân tài sản ròng của Jeff Bezos đã tăng lên đến 55 tỷ USD, giúp ông trở thành nhân vật quyền lực thứ nhì trong giới công nghệ chỉ sau tỷ phú Bill Gates.
3- Tân CEO thành công nhất: Steve Easterbrook của McDonald's
Steve Easterbrook - giám đốc điều hành mới của chuỗi cửa hàng ăn nhanh đình đám McDonald’s đã khẳng định tài năng của mình sau khi lúc đầu bị chỉ trích vì đã đưa ra quá nhiều thuật ngữ khó hiểu trong quảng cáo, cũng như vạch ra kế hoạch có vẻ không rõ ràng. Nhưng rất nhanh chóng, người kế vị Don Thompson từ tháng 3 trên chiếc ghế nóng đã làm được nhiều điều kỳ diệu.
McDonald’s lắng nghe mọi ý kiến đóng góp cũng như những phàn nàn về các món ăn từ phía khách hàng, sau đó tối ưu hóa toàn diện thực đơn sao cho hấp dẫn, phong phú hơn. Họ đã thành công. Tháng 10, McDonald’s tuyên bố lần đầu tiên tăng trưởng doanh thu tại Mỹ sau hơn 2 năm. Đáng ấn tượng hơn nữa, thành tích này đạt được mà chưa cần đến việc triển khai “bữa sáng cả ngày” – sáng kiến mang tính đột phá của Easterbrook. Cổ phiếu của McDonald’s tăng đến 25% trong năm nay, gần đạt mức kỷ lục.
4- CEO gây bão truyền thông: Elon Musk của Tesla
Tỷ phú thiên tài Elon Musk được nhiều người coi là Thomas Edison của thế kỷ 21. Ông cũng nổi tiếng với những phát ngôn gây sốc trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mặc dù hiện tại xe hơi xa xỉ chạy điện của Tesla đã có phạm vi hoạt động lên đến hơn 400 km sau mỗi lần sạc, gần gấp 3 các xe điện của nhiều hãng khác, Musk không dừng lại mà tuyên bố năm 2020, họ sẽ cho ra mắt chiếc ô tô điện có khả năng chạy tới 1200 km chỉ trong 1 lần sạc và được trang bị công nghệ lái tự động hoàn toàn.
Ông lên tiếng dự đoán: "trong tương lai việc lái xe của con người là hành động phạm pháp". Musk cũng chế nhạo việc hãng thiết bị di động Apple chế tạo xe hơi tự lái bằng cách nhận xét: “Apple chỉ thuê được những kỹ sư bị sa thải của Tesla” hay "Apple chỉ là bãi tha ma của Tesla". Ngoài ra, những cuộc khẩu chiến trên mạng xã hội về tên lửa tái sử dụng của Musk với CEO Amazon Jeff Bezos cũng gây rất nhiều chú ý.
5- CEO xuất sắc nhất ngành thực phẩm: Denise Morrison của Campbell Soup
Thương hiệu Campbell Soup đã có mặt tại Hoa Kỳ từ năm 1869, đến nay đã xuất khẩu sản phẩm sang 120 nước trên thế giới. Tất nhiên, sản phẩm nổi tiếng nhất của họ là súp, chiếm hơn 60% thị phần súp đóng hộp ở Mỹ. Nhưng năm qua, CEO Morrison giúp lợi nhuận của hãng tăng mạnh không chỉ bởi súp mà còn nhờ những thương vụ khôn ngoan. Gần đây nhất, vụ mua lại hãng sản xuất nước sốt salsa Garden Fresh Gourmet với giá 231 triệu USD hồi tháng 6 đã khiến các nhà đầu tư hài lòng.
Cùng với các vụ thâu tóm hãng sản xuất thức ăn trẻ em Plum Organics và công ty bánh quy Đan Mạch Kelsen vào năm 2013, Campbell Soup phát triển đồ ăn nhẹ và đồ tươi để trở nên ít phụ thuộc hơn vào mặt hàng truyền thống này. Nhờ đó, lợi nhuận của hãng tiếp tục tăng trưởng tốt bất chấp đà tăng chậm chạp của tổng doanh thu. Kết thúc năm, cổ phiếu của Campbell đã tăng 20%.
6- CEO cứu thoát công ty ngoạn mục nhất: Jim Chambers của Weight Watchers
Weight Watchers là công ty chuyên cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trợ giúp việc giảm cân. Việc smartphone có đầy rẫy những ứng dụng miễn phí chuyên tư vấn về dinh dưỡng và luyện tập thể thao khiến cho số người sử dụng sản phẩm của Weight Watchers ngày càng giảm. Cổ phiếu của họ thậm chí xuống đến chưa đầy 4 USD vào tháng 7, mức thấp kỷ lục trong lịch sử.
Nhưng điều kỳ diệu đã đến vào tháng 10. Chambers thuyết phục được nữ tỷ phú – ngôi sao truyền thông Oprah Winfrey bỏ ra 43 triệu USD để sở hữu 10% cổ phần và tham gia ban quản trị công ty. Lập tức, giá trị cổ phiếu Weight Watchers tăng vọt, có lúc đã đạt tới mốc 28 USD. Dù hiện nay con số này đã quay về mức 19 USD mỗi cổ phiếu, nhưng số người dùng của họ vẫn tăng trưởng đều đặn nhờ danh tiếng của Oprah. Và tất nhiên, CEO Chambers ghi công đầu trong thắng lợi này.
7- CEO xuất sắc nhất nhưng cũng kín tiếng nhất: Bobby Kotick của Activision
Với lượng người chơi ngày càng đông đảo, cổ phiếu của nhiều hãng phát hành video game đã tăng vọt trong năm vừa qua. Tuy vậy, không một công ty nào gây ấn tượng nhiều như Activision Blizzard – nhà phát triển 2 thương hiệu game bắn súng cực kỳ đình đám trong cộng đồng là Call of Duty và Destiny. Giá trị cổ phiếu của hãng đã tăng gần gấp đôi. Giá trị của họ hiện đã đạt 30 tỷ USD, hơn 10 tỷ USD so với kỳ phùng địch thủ Electronic Arts.
Người đứng đằng sau những thành công kể trên chính là CEO kiêm Chủ tịch công ty từ năm 1991 là Bobby Kotick, một người rất ít xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Ông đã chèo lái Activision qua rất nhiều thay đổi trong ngành công nghiệp trò chơi điện tử 25 năm nay. Năm qua, dấu ấn đáng kể nhất của Kotick là mua lại hãng phát hành game di động King Digital của game Candy Crush với giá gần 6 tỷ USD, đồng thời thành lập hãng phim riêng Activision Blizzard Studios.
8- CEO đối phó với nhà đầu tư khôn ngoan nhất: Irene Rosenfeld của Mondelez
Irene Rosenfeld đã trải qua một năm 2015 với rất nhiều biến cố. Ngoài việc điều hành tập đoàn thức ăn nhẹ khổng lồ trị giá hơn 70 tỷ USD Mondelez International, bà còn ghi dấu ấn với việc xử trí 2 nhà đầu tư “phiều toái” nổi tiếng Nelson Peltz và Bill Ackman. Ngay sau khi mua 2,3% cổ phần của Mondelez để trở thành cổ đông lớn thứ 4 ở đây, Peltz liên tục hối thúc Rosenfeld sát nhập công ty vào ‘gã khổng lồ’ PepsiCo. Rosenfeld đã phải bổ nhiệm Peltz vào ban quản trị Mondelez để xoa dịu chiến dịch của ông này.
Sau Peltz lại đến lượt nhà đầu tư Ackman. Ông cũng nghĩ Mondelez nên sát nhập với 1 đại gia thực phẩm, cụ thể là Kraft, cũng chính là công ty mẹ mà Mondelez vừa tách ra hồi năm 2012. Rosenfeld phớt lờ, bình tĩnh lèo lái công ty, cắt giảm chi phí để bù đắp sự sụt giảm doanh thu. Kết quả là những tháng gần đây, doanh số bán hàng của Mondelez đã vượt trên mọi dự đoán, giá cổ phiếu của họ cũng đã tăng 23%.
9- CEO đi lên từ nghèo khó: Larry Young của Dr Pepper Snapple
Tập đoàn đồ uống Dr Pepper Snapple nổi tiếng với nước giải khát 7 Up, là đối thủ nặng ký của 2 ‘gã khổng lồ’ Coca-Cola và PepsiCo. CEO hiện nay của họ Larry Young từng phục vụ 25 năm trong hãng Pepsi, với vị trí khởi điểm chỉ là nhân viên lái xe tải. Ông Young trở thành Giám đốc điều hành hãng Dr Pepper Snapple từ tháng 10/2007. Họ hoàn toàn tách ra khỏi Cadbury Schweppes từ tháng 5/2008.
Ông Young từ lâu đã được giới chuyên gia trong ngành đồ uống và thực phẩm rất ngưỡng mộ. Kể từ khi công ty của ông chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán từ 7 năm trước, cổ phiếu công ty đã liên tục tăng trưởng, với hiệu suất tốt hơn hẳn 2 đại gia Coke và Pepsi. Năm qua, Dr Pepper tăng hơn 30%, trong khi con số của Pepsi và Coke chỉ là 6% và 3%. Công ty này cũng chỉ tập trung phát triển thị trường Bắc Mỹ, không dàn trải ồ ạt như 2 đối thủ ngoại cỡ cùng ngành.
10- CEO của cả 2 công ty đình đám: Jack Dorsey của Twitter and Square
Jack Dorsey là một “hiện tượng” hiếm thấy tại thung lũng Silicon. Anh đang là Giám đốc điều hành của 2 hãng công nghệ còn khá non trẻ nhưng cực kỳ nổi tiếng: mạng xã hội Twitter và công ty thanh toán qua thiết bị di động Square. Tuy vẫn nằm trong top 10 website có đông lượng truy cập khắp thế giới, cổ phiếu Twitter đã có 1 năm “chao đảo”. CEO cũ của họ Dick Costolo phải từ nhiệm từ ngày 1/7. Dorsey giữ vai trò CEO tạm quyền kể từ đó, cho đến ngày 5/10 mới chính thức đảm đương vị trí “ghế nóng”. Giá cổ phiếu mạng xã hội này ngay lập tức tăng 6%.
Ngoài ra, start-up công nghệ-tài chính “kỳ lân” trong 2015 cũng được nhắc đến nhiều với thương vụ IPO đình đám hồi tháng 11. Sau hơn 1 tháng lên sàn, cổ phiếu của họ đã tăng gần 40%, đạt giá trị vốn hóa thị trường khoảng 4 tỷ USD. Mặc dù việc vận hành cùng lúc 2 công ty niêm yết là không hề dễ dàng, Dorsey vẫn luôn xuất hiện với vẻ mặt rạng rỡ và đầy bản lĩnh./.
Ngọc Vũ (theo CNNMoney / Forbes)
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/905a298649.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。