当前位置:首页 > Cúp C1

【kết quả trận palmeiras】Sở hữu trí tuệ, nâng tầm doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Đổi mới sáng tạo lấy sở hữu trí tuệ là nền tảng

Theởhữutrítuệnângtầmdoanhnghiệpđổimớisángtạkết quả trận palmeiraso Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), để hỗ trợ cho hoạt động xác lập, thực thi và khai thác quyền sở hữu trí tuệ, trong những năm qua, Việt Nam đã tăng cường hoạt động đào tạo, nâng cao nhận thức của công chúng cũng như các chủ thể sở hữu trí tuệ, nâng cao kiến thức và kỹ năng cho cán bộ các cơ quan quản lý và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Sở hữu trí tuệ, nâng tầm doanh nghiệp đổi mới sáng tạo
Sở hữu trí tuệ, nâng tầm doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Ảnh: TL.

Việc cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin sở hữu trí tuệ là chìa khóa giúp tăng hiệu quả cho quá trình xác lập, thực thi và khai thác quyền sở hữu trí tuệ. Với dự án tăng cường năng lực công nghệ thông tin đang được triển khai, trong thời gian tới, các cơ sở dữ liệu và công cụ tra cứu thông tin sẽ được cập nhật và hiện đại hóa, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.

Đặc biệt, với quan điểm đưa quyền sở hữu trí tuệ thực sự trở thành một loại tài sản của doanh nghiệp, hỗ trợ cho hoạt động đổi mới sáng tạo và phát triển, trong 10 năm qua, Việt Nam đã triển khai một hoạt động đặc biệt trên phạm vi cả nước dành cho các chủ thể của hệ thống sở hữu trí tuệ, đó là chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ.

Cục Sở hữu trí tuệ cho biết, với quan điểm đổi mới sáng tạo lấy sở hữu trí tuệ là nền tảng và doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển, khuyến khích các hoạt động đầu tư về sở hữu trí tuệ, tìm kiếm, khai thác sáng chế phát triển công nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Đối với cộng đồng ASEAN, Việt Nam tham gia tích cực vào hoạt động của Hiệp hội, có những đóng góp thiết thực cho hệ thống sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo và phát triển của khu vực. Trong đó, Kế hoạch xây dựng Chiến lược sở hữu trí tuệ của ASEAN giai đoạn 2016-2025, Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu trong việc sử dụng hiệu quả hệ thống bản quyền, cập nhật hoặc soạn thảo các hướng dẫn thẩm định nội dung đăng ký sáng chế quốc gia. Việt Nam đã tham gia xây dựng hướng dẫn chung của ASEAN về thẩm định kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và xúc tiến thương mại hóa chỉ dẫn địa lý, xây dựng chiến lược và bảo vệ thương hiệu, nâng cao năng lực của ngành sản xuất trong khu vực ASEAN.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Theo thống kê, hiện Việt Nam có khoảng 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Năm 2021, Việt Nam cũng ghi nhận dấu ấn mới khi có tới 3 "kỳ lân" gọi vốn tỷ đô và đứng thứ 3 ASEAN, đặc biệt là những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ như Fintech đang phát triển mạnh, khẳng định muốn thành công trong khởi nghiệp, chắc chắn phải dựa trên công nghệ mới.

Ông Trần Giang Khuê - Trưởng làng Sáng chế và doanh nghiệp đổi mới sáng tạo cho biết, đang tồn tại thực trạng về sự chênh lệch về định giá tài sản, sở hữu trí tuệ giữa các doanh nghiệp quốc tế như Amazon, Facebook… với các “kỳ lân” hiện có tại Việt Nam. Song ông đánh giá cao sự sáng tạo, tầm nhìn của sinh viên Việt Nam trong sứ mệnh kiến tạo các “kỳ lân” tương lai.

Theo ông Khuê, trong các chiến lược thương mại hóa đưa sản phẩm ra thị trường, cần đề cao sáng chế và quyền sở hữu tài sản trí tuệ. Tuy nhiên, một thách thức đang hiện hữu cũng là khoảng trống mênh mông trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đó là các kiến thức, kỹ năng đưa ý tưởng và sản phẩm ra thị trường, điều đó cần được lấp đầy bởi sự tham gia của các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp, các trường đại học và các nhà sáng chế.

Đồng thời, bất kỳ ai khi khởi nghiệp đều phải tích hợp đáp ứng nhu cầu thị trường để thành công. Tất cả đều phải dựa vào công nghệ, sáng chế, tài sản trí tuệ để tạo nên thương hiệu của mình, tạo nên sự khác biệt, tính ưu việt và giá trị sản phẩm của mình. Điều đó đặt ra yêu cầu cần tìm được điểm khác biệt, tìm ra thị trường, tìm ra giải pháp, giá trị cho khách hàng và người tiêu dùng. Việc bù đắp kiến thức về sở hữu trí tuệ cũng tạo điều kiện cho phát triển đổi mới sáng tạo nhanh, mạnh và bền vững.

Còn theo ông Trần Lê Hồng - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ là công cụ mạnh cho đổi mới sáng tạo, tạo ra hành lang pháp lý cho việc bảo hộ và bảo vệ tài sản trí tuệ, đây chính là một loại tài sản quan trọng của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vì giúp tạo ra tính độc quyền, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nói riêng và doanh nghiệp quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

“Do đó, làm chủ công nghệ thông qua đầu tư sáng chế và khai thác chúng thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh giúp giải quyết thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay không chỉ tạo ra sáng chế mà còn nắm giữ sáng chế “nguồn”, tạo ra thế độc quyền trên phạm vi thế giới” - ông Hồng cho hay./.

分享到: