Thị trường cơ sở tiếp tục giao dịch với nhịp độ chậm do tâm lý thận trọng. VN-Index và VN30-Index tăng nhẹ lần lượt 0,áisinhNếuthêmmộtphiêntăngnữaxuhướngngắnhạnsẽchuyểnsangtăjeonbuk – daejeon14% và 0,15% lên 994,46 điểm và 924,64 điểm; còn HNX-Index và HNX30-Index giảm 0,08% và 0,23%. Diễn biến thị trường Việt Nam cũng phù hợp với diễn biến phân hóa chung của thị trường châu Á. Tâm lý thị trường khu vực chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố trái chiều bao gồm: Liên minh châu Âu và Anh có hy vọng đạt được thỏa thuận Brexit và Hàn Quốc cắt giảm tiếp tục lãi suất cơ bản, bên cạnh rủi ro căng thẳng đàm phán thương mại Mỹ - Trung trở lại. Trên HOSE, dù tăng điểm nhưng số mã giảm vẫn chiếm ưu thế hơn thể hiện ở mức giảm -0,21% của chỉ số VN-Midcap và -0,06% của VN-Smallcap. Riêng nhóm VN30 có đến 17 mã giảm và chỉ 7 mã tăng. VNM tăng 1,6% là cổ phiếu trụ cột giúp 2 chỉ số chính trên sàn này tránh được phiên mất điểm. Ở nhóm ngân hàng, VCB tăng 1,1% là cổ phiếu thứ 2 sau VNM đóng vai trò nâng đỡ thị trường. CTG tăng 0,9% và TCB tăng 0,8% tiếp đà tăng của phiên kế trước. MBB tiếp tục được khối ngoại thỏa thuận nội khối 732.500 cổ phiếu ở mức giá trần nhưng giá cổ phiếu đóng cửa giảm nhẹ. Nhóm dầu khí diễn biến tích cực hơn một chút nhờ giá dầu tăng trở lại với mức tăng nhẹ của PVD, GAS tham chiếu còn PVS giảm nhẹ vào cuối phiên. Với giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, đà bán ròng của khối ngoại giảm tốc còn -71 tỷ đồng trên HOSE. Trên sàn HNX và UPCoM, khối ngoại giao dịch cân bằng. Trên thị trường phái sinh, diễn biến các hợp đồng tương lai cơ bản trái chiều với chỉ số VN30, tuy nhiên, biên độ biến động không nhiều. Theo đó, ngoại trừ hợp đồng F2003 giữ nguyên giá tham chiếu, ba hợp đồng còn lại chỉ giảm từ 0,2 đến 1,0 điểm, cụ thể: F1910 giảm 0,6 điểm, F1911 giảm 1,0 điểm, F1912 giảm 0,2 điểm. Thanh khoản thị trường phái sinh có tăng nhẹ, nhưng không lớn. Theo đó, khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai đạt 56.991 HĐ, tăng hơn 2.400 HĐ so với phiên kế trước. Khối lượng tăng khiến giá trị giao dịch cũng tăng nhẹ lên 5.276 tỷ đồng. Tuy nhiên, khối lượng mở giảm trở lại sau phiên tăng trước đó, đạt 19.752, giảm 7,4%. Chỉ số VN30 có phiên tăng điểm thứ 4 liên tiếp với đóng cửa lên mức 924,64 điểm, tăng nhẹ 1,37 điểm. Khối lượng giao dịch nhóm VN30 giảm trở lại về mức 55 triệu đơn vị, cũng cho thấy tâm lý chững lại sau 4 phiên tăng điểm gần đây. Báo cáo phái sinh của SSI Retail Research cho thấy, trong biểu đồ kỹ thuật, nến ngày là một cây nến thân ngắn có bóng nến trên, tương ứng với đà tăng giảm dần về cuối phiên. Các chỉ báo ngắn hạn đang duy trì ở mức trung tính, có thể thấy vẫn còn đà tăng tiếp theo của chỉ số. SSI Retail Research cho rằng, chỉ số VN30 đang biến động theo nhịp tăng một bước đi kèm với giảm nhẹ một bước trong phiên. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy chỉ số có khả năng sẽ có nhịp hồi phục hướng về mốc 930 điểm. Nếu VN30-Index có thêm một phiên tăng nữa, chỉ báo xu hướng ngắn hạn sẽ chuyển sang tăng./. D.T |