【kết quả giải la liga tây ban nha】Doanh nghiệp Nhật Bản: Mong muốn kinh doanh lâu dài tại Việt Nam
Thực tế, tỷ lệ nội địa hóa của ngành CNHT Việt Nam đang nâng cao lên hàng năm; người mua từ Nhật Bản đánh giá rất cao phía cung cấp Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hóa của DN Nhật Bản tại Việt Nam mới đạt 36,3%, vẫn còn thấp so với tỷ lệ của Trung Quốc 66%, Thái Lan 57%. Vì vậy, DN Nhật Bản buộc phải nhập khẩu từ các nước xung quanh, gây gia tăng chi phí và rủi ro lớn cho DN Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực chế tạo tại Việt Nam, đồng thời cũng là nguyên nhân gây khó khăn trong việc duy trì hoạt động sản xuất trung và dài hạn tại Việt Nam.
Do đó, Chính phủ Việt Nam cần thêm những chính sách hỗ trợ đối với DN sản xuất trong nước, đặc biệt cần thể hiện được mục tiêu phát triển CNHT rõ ràng, như tập trung phát triển ở lĩnh vực nào, cụ thể là công nghiệp ôtô hay điện tử bởi mỗi lĩnh vục có nhu cầu phát triển khác nhau. Mặt khác, hiện kỹ năng, kỹ thuật của DN Việt Nam cũng đang cải thiện đáng kể, do đó khi Chính phủ có chính sách, mục tiêu phát triển ngành CNHT rõ ràng thì sẽ phát huy được lợi thế này của DN.
DN Nhật Bản luôn có những yêu cầu, đòi hỏi cao từ phía đối tác, nhà cung cấp. Vậy theo ông, DN Việt Nam cần cải thiện và đầu tư gì để nâng cao năng lực sản xuất?
Trong bất cứ lĩnh vực sản xuất nào yếu tố đầu tiên luôn được DN quan tâm chính là nhân lực. Đặc biệt với DN Nhật Bản, khi đầu tư vào Việt Nam họ đều quan tâm đến vấn đề này và dành nhiều nguồn lực để đào tạo tay nghề, kỹ năng cho đội ngũ lao động. Do đó, theo tôi, DN Việt Nam nên biết rõ điểm mạnh, điểm yếu của nguồn nhân lực để có những bổ sung, đào tạo kịp thời. Đồng thời, để trở thành nhà cung ứng cho DN Nhật Bản, trước hết DN Việt Nam nên tìm DN Nhật Bản tin cậy cùng lĩnh vực để hợp tác, tích cực chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về công nghệ, qua đó hai bên sẽ hiểu mong muốn, nhu cầu của nhau.
Trong "làn sóng" dịch chuyển của các nhà sản xuất công nghiệp từ Trung Quốc, Việt Nam cần làm gì để nắm bắt cơ hội thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư Nhật Bản, thưa ông?
Theo tôi, "làn sóng" dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc đã xuất hiện khá lâu, chứ không chỉ mới bắt đầu. Việc DN Nhật Bản chọn Việt Nam để đầu tư xuất phát từ sự đánh giá về yếu tố thị trường tiềm năng, môi trường đầu tư thuận lợi, dễ làm của Việt Nam. Hơn thế, không phải vì Trung Quốc không còn các lợi thế, và những ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hiện nay làm cho DN Nhật Bản tiếp tục dịch chuyển, mà đặc điểm của DN Nhật Bản là họ luôn có kế hoạch kinh doanh dài hạn, luôn mong muốn có được "cứ điểm" kinh doanh lâu dài, nên họ dịch chuyển đầu tư sang Việt Nam.
Hiện tại, DN Nhật Bản đang rất thích môi trường đầu tư ở Việt Nam, do đó, Việt Nam nên tận dụng lợi thế này, tiếp tục cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư thì sẽ thu hút thêm các DN Nhật Bản và DN nước này sẽ chú ý, quan tâm đến ngành sản xuất, chế tạo của Việt Nam hơn. Đặc biệt, khả năng Việt Nam sẽ được thế giới công nhận là có kỹ thuật sản xuất, chế tạo cao nếu có mục tiêu đó và hướng tới mục tiêu như thế nào cùng với những thay đổi trong chính sách đầu tư, cách thực hiện.
Xin cảm ơn ông!
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/904d298674.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。