【tỷ số bình định】Khôi phục vùng quýt hồng Lai Vung
作者:Cúp C1 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 18:40:09 评论数:
Huyện Lai Vung là địa phương chuyên canh các loại cây có múi nổi tiếng của tỉnh Đồng Tháp,ụcvngquthồtỷ số bình định trong đó, quýt hồng là loại đặc sản của vùng đất này.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của hiện tượng vàng lá thối rễ, chết xanh trên cây có múi đã làm cho hàng loạt diện tích trồng quýt bỗng dưng chết rũ, khiến "thủ phủ quýt hồng" của tỉnh Đồng Tháp thu hẹp dần.
Để ứng phó với dịch bệnh, khôi phục lại sản phẩm thế mạnh của địa phương, nhà vườn Lai Vung đã và đang áp dụng các biện pháp để nỗ lực tái canh loại giống cây trồng đặc sản này.
Vườn quýt hồng và quýt đường của gia đình ông Nguyễn Văn Đầy ở xã Long Hậu (Lai Vung, Đồng Tháp).
Ông Huỳnh Văn Tồn, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lai Vung cho biết, hiện tượng cây có múi chết do bệnh vàng lá thối rễ xảy ra vào năm 2017 nhưng bùng phát mạnh vào năm 2018. Qua thống kê, toàn huyện có hơn 2.000 ha cây có múi bị thiệt hại; trong đó, thiệt hại nặng nhất là cây quýt hồng với 337 ha.
Cụ thể, đã có hơn 160 ha quýt hồng bị thiệt hại 20%, hơn 70 ha thiệt hại từ 20 - 40%, gần 60 ha thiệt hại từ 50 - 70% và hơn 40 ha thiệt hại từ 80 - 100%. Hiện toàn huyện Lai Vung có hơn 5.700 ha trồng cây có múi; trong đó, quýt hồng chiếm gần 840 ha, giảm 300 ha so năm 2015.
Ông Huỳnh Văn Tồn đánh giá, dịch bệnh bệnh vàng lá thối rễ làm cho cây chết trên diện rộng nhưng nguyên nhân cốt lõi dẫn đến cây chết hàng loạt là do trong thời gian dài, nông dân bón quá ít hoặc không bón phân hữu cơ, trong khi đó, liều lượng phân hóa học đưa vào đất quá nhiều.
Hậu quả của việc lượng phân hóa học, nhất là phân đạm quá dư sẽ làm phần trên của cây xanh tốt nhưng tế bào rễ non yếu, sức chống chịu kém nên sâu bệnh dễ tấn công. Nguy hiểm nhất là tuyến trùng, nhện rễ, nấm phytophthora nicotianae, fusarium solani tấn công gây nên tình trạng bội nhiễm trên rễ. Điều này dẫn đến cái chết xanh trên cây có múi nói chung và cây quýt hồng nói riêng.
Để khắc phục tình trạng trên, các ngành chức năng đã tiến hành khảo sát và cho rằng, cần thay đổi hướng canh tác bằng cách: thay vì bón phân hóa học trực tiếp vào đất sẽ chuyển sang hình thức tưới theo quy trình chuẩn có kiểm soát liều lượng. Đặc biệt, khuyến khích nhà vườn chủ động ủ phân hữu cơ từ xác bả rơm mục, phân chuồng ủ hoai, kết hợp nấm Tricoderma để sử dụng cho vườn cây ăn trái. Đồng thời, sử dụng cân đối phân bón hữu cơ khoáng với phân hóa học để ổn định cấu trúc đất, tăng độ mùn, tơi xốp cho đất, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có ích phát triển và tránh làm tổn thương bộ rễ.
Gần 30 năm gắn bó với cây quýt hồng, ông Nguyễn Văn Đầy, ngụ xã Long Hậu cho biết, trước đây, canh tác theo tập quán nên ông thường sử dụng từ 75 - 100 kg phân hóa học/1.000 m2/vụ. Khi cây chết hàng loạt, sau khi kiểm tra phổ diện đất, đất bị nén chặt, không còn độ tơi xốp và phát hiện trong 0,5 kg có chứa từ 500 - 700 tuyến trùng gây hại bộ rễ. Cho nên, với hơn 900 gốc quýt hồng và quýt đường, trong đợt bùng phát dịch bệnh vàng lá thối rễ, gia đình ông Đầy hao hụt từ 20 - 30%.
Trên mảnh đất 1 ha của ông Đầy, ngành chuyên môn đã chọn 1.000 m2 trồng quýt hồng có tỷ lệ hao hụt 30% để thí điểm sử dụng bón phân ủ hoai, phủ rơm, tưới trico chống thối rễ và quét vôi, kết hợp trồng cỏ trong vườn để giữ độ ẩm. Đến hiện tại, các cây bị dịch bệnh tấn công có nguy cơ chết rất cao đã có dấu hiệu hồi sinh, bắt đầu ra lá non trở lại. Cơ bản, dịch bệnh đã không còn lây lan.
Vườn quýt hồng và quýt đường của ông Nguyễn Văn Đầy ở xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp đang có dấu hiệu hồi sinh trở lại.
Ông Huỳnh Trung Phượng, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Tháp thông tin, từ đầu năm 2019, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp, Khoa Nông nghiệp - Trường Đại học Cần Thơ và địa phương tiến hành chọn 5 vườn trồng quýt hồng và quýt đường đang nhiễm bệnh với diện tích từ 1.000 - 2.000 m2/điểm xây dựng mô hình ứng dụng quy trình khắc phục hiện tượng vàng lá thối rễ, chết xanh trên cây có múi.
Theo quy trình này, nông dân được hướng dẫn phân biệt và phát hiện bệnh sớm để cắt tỉa cành, trái, rễ bị bệnh. Cào xới nhẹ phá váng mặt đất, đánh rãnh thoát nước tốt nếu gặp điều kiện mưa dầm để tránh oi nước vùng rễ, nhất là thời kỳ cây ra rễ non. Đối với các vùng đất nhiễm bệnh, các diện tích trong mô hình sẽ xử lý bằng các chế phẩm trị bệnh.
Mặt khác, nông dân được hướng dẫn tập trung bón phân hữu cơ hoai mục kết hợp hài hòa với sử dụng phân vô cơ với liều lượng hợp lý theo giai đoạn và tuổi cây, không bón thừa phân đạm, hạn chế bón phân hữu cơ khoáng có hàm lượng đạm cao. Đồng thời, kiểm tra pH đất định kỳ hàng tháng, xử lý vôi sau khi vệ sinh vườn và đầu mùa mưa nhằm giúp diệt mầm bệnh và cải thiện pH đất, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.
Đối với các đối tượng sâu bệnh gây hại khác, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật khuyến nghị nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết, ưu tiên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ít độc cho thiên địch, môi trường; tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng, an toàn và hiệu quả khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Tuyệt đối không sử dụng thuốc hóa học tưới vào gốc để phòng trị bệnh vì làm ảnh hưởng đến các vi sinh vật có ích trong đất, dẫn đến việc quản lý bệnh vàng lá thối rễ, chết xanh không hiệu quả.
Theo Chương Đài (TTXVN)