【danh sach ghi ban】Có nên thống nhất cách hiểu, ghi nội dung nhãn mỹ phẩm nhập khẩu?

时间:2025-01-10 10:56:38来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá

co nen thong nhat cach hieu ghi noi dung nhan my pham nhap khau

CBCC Hải quan Quảng Ninh phối hợp kiểm tra mặt hàng mỹ phẩm NK. Ảnh: Quang Hùng

Tuy nhiên, theo Tổng cục Hải quan, hiện nay vẫn còn chưa thống nhất cách hiểu và cách ghi các nội dung trên nhãn mỹ phẩm giữa DN và cơ quan Hải quan.

Theo Tổng cục Hải quan, ngày 2-3-2015, Công ty TNHH L’Oreal Việt Nam có làm thủ tục NK lô hàng mỹ phẩm, trên phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm của Cục Quản lý Dược ghi thông tin: nhãn hàng là L’Oreal Professionnel và tên sản phẩm là X Tenso Moisturist Smoothing Cream Natural Hair 400ml; Dulcia Advanced Inoene G2 Natural To Sensitized Hair 400ml và Hair Spa Deep Nourishing Creambath With Water Lily For Dry Hair 500ml.

Tổng cục Hải quan cho biết, thực tế trên nhãn hàng hóa NK của 3 sản phẩm trên, ngoài các nội dung còn có thêm chữ “paris” dưới dòng chữ ghi nhãn hàng hóa.

Ngay sau đó, Công ty TNHH L’Oreal Việt Nam đã có công văn giải trình gửi cơ quan Hải quan và cho rằng, tên nhãn hàng là được thống nhất dùng chung trên toàn thế giới, không cắt ngang dòng chữ cũng như không cắt ngang câu để gây hiểu nhầm, nên Công ty không vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu hàng hóa. Công ty TNHH L’Oreal Việt Nam cũng cho rằng, theo quy định hiện hành của Chính phủ và Bộ Y tế thì tên của sản phẩm hoàn toàn là do nhà sản xuất/kinh doanh tự đặt, có thể chứa nhãn hiệu đã được bảo hộ hoặc/ và không được bảo hộ nhưng phải đảm bảo khi đưa ra thị trường sản phẩm có tên này không vi phạm nhãn hiệu đã được bảo hộ của người khác, không gây hoặc hiểu sai lệch về bản chất và công dụng của hàng hóa.

Ngoài ra, Công ty TNHH L’Oreal Việt Nam cũng cho rằng tên hàng hóa giống như tên giấy phép lưu hành tự do (CFS); thành phần công thức trong công bố và trên nhãn sản phẩm giống nhau và không có quy định pháp luật về việc các chữ trên mặt chính của sản phẩm phải nằm trong tên của sản phẩm.

Qua nghiên cứu hồ sơ sự việc, Tổng cục Hải quan nhận thấy, theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 Thông tư 06/2011/TT-BYT thì: “Tên mỹ phẩm là tên được đặt cho một sản phẩm mỹ phẩm, có thể là tên mới tự đặt cùng với thương hiệu hoặc tên của nhà sản xuất. Các ký tự cấu thành tên sản phẩm phải là các ký tự có gốc chữ cái latin”. Theo đó, tên sản phẩm không nhất thiết phải kèm thương hiệu hoặc tên của nhà sản xuất.

Tổng cục Hải quan cũng cho biết, tại các công văn số 7680/QLD-MP ngày 4-5-2015 và số 7903/QLD-MP ngày 18-5-2016 của Cục Quản lý Dược chỉ đề cập đến cách ghi tên sản phẩm. Tuy nhiên, căn cứ thực tế việc ghi nhãn trên sản phẩm NK đối chiếu với tên sản phẩm trên Phiếu công bố mỹ phẩm thì chưa rõ tên mỹ phẩm trên nhãn hàng hóa NK với tên sản phẩm trên Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có thống nhất hay không?

Mặt khác, Tổng cục Hải quan cho biết, theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 06/2011/TT-BYT của Bộ Y tế thì: “Tổ chức, cá nhân được phép ghi trên nhãn mỹ phẩm những nội dung khác. Những nội dung ghi tên không được trái với quy định của pháp luật và phải đảm bảo trung thực, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa, không che khuất, không làm sai lệch những nội dung bắt buộc ghi trên nhãn mỹ phẩm”.

Tổng cục Hải quan cho rằng, trường hợp trên nhãn hàng hóa có ghi những nội dung phù hợp với quy đinh tại Điều 20 trên, nhưng không được đề cập tại Phiếu công bố sản phẩm thì có được coi là không đảm bảo thống nhất?

Do đó, để có cơ sở xem xét, giải quyết việc NK của Công ty TNHH L’Oreal Việt Nam cũng như các trường hợp tương tự theo đúng quy định của pháp luật, Tổng cục Hải quan đề nghị Cục Quản lý Dược cho ý kiến về việc ghi nhãn mỹ phẩm nêu trên.

相关内容
推荐内容