3 ngày giao ban một lần để rà soát tình hình thu nợ
Để giảm nợ thuế,ợthuếcóxuhướnggiảmsaukhiđượcgiámsátđặcbiệvđqg malaysia Tổng cục Thuế đã rà soát tình hình nợ của 63 cục thuế trên cả nước. Sau khi rà soát, Tổng cục Thuế đã đưa vào danh sách 15 cục thuế có số nợ thuế tăng vào diện theo dõi đặc biệt. Cụ thể là: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Bình Định, Thái Bình, Bình Dương, Đồng Nai, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hưng Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Khánh Hòa.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo 15 cục thuế nói trên, ông Cao Anh Tuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Trưởng Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách và thu hồi nợ thuế của Tổng cục Thuế đã yêu cầu, các địa phương phải báo cáo về tình hình thu hồi nợ thuế hàng tháng với Ban chỉ đạo về tình hình thu nợ, các biện pháp đã triển khai, đề xuất giải pháp để thu hồi được các khoản nợ thuế trên địa bàn. Theo chỉ tiêu Tổng cục Thuế giao cho 15 địa phương trên đây, thì 2 tháng cuối năm, các địa phương này phải thu hồi tối thiểu 13.313 tỷ đồng và không để phát sinh nợ mới.
Chỉ tiêu cụ thể thu hồi nợ thuế trong 2 tháng cuối năm đối với các cục thuế là: TP.Hồ Chí Minh 2.980 tỷ đồng, TP.Hà Nội 3.067 tỷ đồng, Bình Dương 460 tỷ đồng, Đà Nẵng 1.253 tỷ đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu 182 tỷ đồng, Quảng Nam 94 tỷ đồng, Quảng Ngãi 81 tỷ đồng, Quảng Ninh 350 tỷ đồng, Thái Bình 965 tỷ đồng, Hưng Yên 112 tỷ đồng, Bình Định 995 tỷ đồng, Khánh Hòa 74 tỷ đồng.
Chỉ tiêu cụ thể thu hồi nợ thuế 2 tháng cuối năm đối với các cục thuế là: TP. Hồ Chí Minh 2.980 tỷ đồng, TP. Hà Nội 3.067 tỷ đồng, Bình Dương 460 tỷ đồng, Đà Nẵng 1.253 tỷ đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu 182 tỷ đồng, Quảng Nam 94 tỷ đồng, Quảng Ngãi 81 tỷ đồng, Quảng Ninh 350 tỷ đồng, Thái Bình 965 tỷ đồng, Hưng Yên 112 tỷ đồng, Bình Định 995 tỷ đồng, Khánh Hòa 74 tỷ đồng.
Với việc giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cục thuế, đồng thời giám sát thường xuyên của Ban chỉ đạo chống thất thu và thu hồi nợ thuế, tình hình thu nợ của 15 địa phương có số nợ thuế tăng nói trên đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trao đổi với phóng viên TBTCVN ngày 17/12/2019, ông Đoàn Xuân Toản - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế (Tổng cục Thuế) cho biết, thực hiện nhiệm vụ của Tổng cục Thuế giao, các cục thuế đã cụ thể hóa chỉ tiêu giao tới từng doanh nghiệp (DN) có nợ thuế trên địa bàn, trong đó tập trung vào các đơn vị có nợ thuế lớn, đồng thời phân công, giao nhiệm vụ cho lãnh đạo, từ cấp cục đến cấp chi cục, đội thuế, thậm chí đến từng công chức để triển khai thực hiện.“Lãnh đạo các cục thuế đã làm việc cụ thể với từng DN, giám sát tiến độ thu hồi nợ thuế hàng tuần, định kỳ 3 ngày một lần giao ban để kiểm điểm tình hình thu nợ, áp dụng các biện pháp cưỡng chế, báo cáo chi tiết tình hình thực hiện đối với từng DN nợ thuế” - ông Toản cho biết.
Số nợ thuế của 15 tỉnh đã giảm hơn 9.025 tỷ đồng
Đại diện Tổng cục Thuế cũng cho biết, sau khi giao chỉ tiêu, các cục thuế đã xây dựng kế hoạch giảm nợ cụ thể 2 tháng cuối năm 2019. Báo cáo cho thấy, 15 địa phương trên đã lên lịch làm việc và đôn đốc thu nợ cụ thể đối với trên 26.265 DN, với số nợ dự kiến giảm là trên 19.800 tỷ đồng, cao hơn 6.496 tỷ đồng so với nhiệm vụ Tổng cục Thuế giao. Một số đơn vị đặt chỉ tiêu thu nợ cao hơn so với chỉ tiêu Tổng cục Thuế giao là: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Quảng Ngãi, Hưng Yên…
Theo báo cáo nhanh của các cục thuế, đến 12/12/2019 số tiền thuế của 15 cục thuế đã giảm hơn 9.025 tỷ đồng. Một số đơn vị có số nợ thuế giảm mạnh là: Đà Nẵng giảm hơn 1.302 tỷ đồng, đạt 104%; Khánh Hòa giảm hơn 68,4 tỷ đồng, đạt 69,5% kế hoạch; Bình Dương giảm hơn 376 tỷ đồng, đạt 71,2% kế hoạch; TP.Hồ Chí Minh giảm hơn 3.641 tỷ đồng, đạt 41,8% kế hoạch.
Nhờ có sự vào cuộc và chỉ đạo sát sao của Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách và thu hồi nợ thuế, tổng số tiền nợ thuế đến 30/11/2019 của toàn ngành Thuế là 81.891 tỷ đồng, giảm 1,8%, tương đương 1.500 tỷ đồng so với thời điểm 31/10/2019. Trong đó tiền nợ thuế có khả năng thu là 41.643 tỷ đồng, giảm 1.900 tỷ đồng; các khoản phí, lệ phí là 12.835 tỷ đồng, giảm 22,5%…
Mặc dù tình hình thu nợ có nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, báo cáo cho thấy còn nhiều cục thuế tiến độ thu hồi nợ vẫn chậm so với chỉ tiêu Tổng cục Thuế giao. Do đó, để giảm nợ thuế, đại diện Tổng cục Thuế cho biết, trong tháng cuối cùng của năm 2019, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo các cục thuế tiếp tục làm việc với các DN nợ thuế có khả năng thu dưới 90 ngày để đôn đốc người nộp thuế nộp tiền nợ thuế vào ngân sách nhà nước. Mời các thành viên Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách và thu hồi nợ thuế làm việc để đôn đốc thu hồi nợ thuế, yêu cầu các DN nộp tiền nợ thuế vào NSNN trước 31/12/2019.
“Đối với các DN nợ thuế không nộp thuế đúng thời hạn vào NSNN Tổng cục Thuế sẽ có văn bản thông báo cụ thể, đích danh các DN nợ thuế và biện pháp, giải pháp áp dụng để cục thuế thực hiện biện pháp đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế vào ngân sách nhà nước trước 31/12/2019” - ông Toản cho biết.
Cương quyết với doanh nghiệp chây ỳ nợ thuế Đại diện Tổng cục Thuế cho biết, đã yêu cầu các cục thuế tiếp tục thực hiện các biện pháp cưỡng chế thu nợ đối với các DN có nợ trên 90 ngày theo kế hoạch. Rà soát, lựa chọn những DN nợ thuế lớn trên địa bàn cả nước và thực hiện công khai thông tin DN chây ỳ, không nộp tiền nợ thuế đúng thời hạn lên báo, đài trung ương và website của Tổng cục Thuế, báo chí ngành để thu hồi nợ thuế. |
Nhật Minh