会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả bóng đá tho nhi ky】Phân biệt công chứng và chứng thực!

【kết quả bóng đá tho nhi ky】Phân biệt công chứng và chứng thực

时间:2025-01-25 18:45:59 来源:Empire777 作者:Cúp C2 阅读:297次

“Đi công chứng giấy chứng minh,ệtcngchứngvchứngthựkết quả bóng đá tho nhi ky khai sinh, hộ khẩu”, hay “đến UBND xã để công chứng”, là những khái niệm người dân thường dùng để gọi chung khi có nhu cầu cần sao y bản chính hay chứng thực chữ ký, hợp đồng... Tuy nhiên, đây là việc nhầm lẫn khá phổ biến, bởi tính chất pháp lý của việc chứng thực và công chứng rất khác nhau.

Người dân đến yêu cầu chứng thực tại UBND cấp xã.

Theo thống kê của Sở Tư pháp, trong quý I/2018, người dân trên địa bàn tỉnh có nhu cầu công chứng, chứng thực khá cao. Cụ thể, có trên 60.000 trường hợp chứng thực bản sao từ bản chính, 854 trường hợp thực hiện việc công chứng hợp đồng, giao dịch.

Hoạt động chứng thực, công chứng là nhu cầu thiết yếu của người dân nhằm bảo đảm tính pháp lý cho các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại.  

Tại UBND xã Trường Long A, chị Phạm Thị Lượm mang theo sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân đến bộ phận một cửa để chứng thực sao y bản chính. Tuy nhiên, khi trao đổi với phóng viên, chị Lượm cho biết, do có nhu cầu xin làm công nhân may nên chị đến UBND xã để “công chứng” các loại giấy tờ này nhằm bổ sung hồ sơ.

Có thể thấy, mặc dù công chứng, chứng thực giấy tờ diễn ra khá phổ biến và có quan hệ mật thiết trong đời sống, tuy nhiên, trong giao dịch dân sự hiện nay, tình trạng nhầm lẫn giữa công chứng và chứng thực như chị Lượm vẫn thường xuyên diễn ra. Thậm chí, nhiều người dân vẫn mặc định là có việc thì phải đến UBND xã để công chứng giấy tờ.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh cho biết, công chứng và chứng thực là hai khái niệm khác nhau, cần có sự phân biệt rõ ràng để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên khi tham gia các giao dịch và bảo đảm an toàn cho quản lý Nhà nước.

Theo Luật Công chứng năm 2014, công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng thực hiện chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự bằng văn bản; tính hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ,… mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Trong khi đó, chứng thực được hiểu là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về cấp bản sao từ bản gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Không chỉ có sự khác nhau về khái niệm, công chứng và chứng thực còn có sự phân biệt rõ rệt về cơ quan thực hiện. Theo đó, đối với công chứng hợp đồng, giao dịch sẽ do cơ quan bổ trợ tư pháp thực hiện như phòng công chứng, văn phòng công chứng.

Còn việc chứng thực chủ yếu do cơ quan nhà nước như phòng tư pháp, UBND cấp xã; cơ quan đại diện ngoại giao... Tùy từng loại giấy tờ, việc chứng thực sẽ thực hiện ở các cơ quan khác nhau.

Về đối tượng, nếu công chứng là hoạt động do công chứng viên thực hiện (được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm) thì việc chứng thực sẽ do trưởng phòng, phó trưởng phòng của phòng tư pháp hoặc chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp xã thực hiện.

Bên cạnh đó, trách nhiệm của người thực hiện việc chứng thực và công chứng cũng hoàn toàn khác nhau. Đối với việc công chứng, công chứng viên phải chịu trách nhiệm về tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch được công chứng (chịu trách nhiệm về mặt nội dung) và chịu trách nhiệm cá nhân cả đời về việc mà họ đã công chứng.

Riêng đối với người thực hiện việc chứng thực, sẽ chịu trách nhiệm về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch…

Ngoài ra, quy định thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch đơn giản hơn khá nhiều so với thủ tục về công chứng phải đảm bảo đầy đủ các quy định theo Luật Công chứng. Đồng thời, mức thu lệ phí chứng thực được quy định gồm 3 loại: phí chứng thực bản sao từ bản chính, phí chứng thực chữ ký và phí chứng thực hợp đồng, giao dịch. Còn việc công chứng hợp đồng, mức phí sẽ được thu trên cơ sở giá trị tài sản, giá trị khoản vay hoặc giá trị của hợp đồng.

Với việc phân biệt rõ được bản chất và hình thức của việc công chứng và chứng thực sẽ giúp người dân có sự lựa chọn hợp lý trong thực hiện các giao dịch dân sự, để từ đó tránh được sự nhầm lẫn, rủi ro không cần thiết.

Bài, ảnh: Đ.BẢO

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Hồi sinh voi Ma mút tuyệt chủng hơn 4 ngàn năm?
  • Dự án hơn 13.000 căn hộ xây không phép tại TP.HCM: Lộ diện ông chủ đại gia quen mặt
  • ‘Các nhà mạng nước ngoài bắt buộc phải thực thi luật pháp Việt Nam’
  • Thu hồi gấp thuốc giảm axit dạ dày vì mối lo ung thư
  • Smartphone 10 lõi, RAM 6 GB, lưu trữ 128 GB giá bằng iPhone SE
  • Lộ tính năng vượt trội của điện thoại Pixel 3a google chuẩn bị ra mắt
  • Sau 8 tháng thi công, dự án kép Phú Hồng Khang và Phú Hồng Đạt đã bàn giao sổ hồng
  • Cải thiện chất lượng dịch vụ, hài lòng bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy
推荐内容
  • Đổi thay từ những tuyến đường kiểu mẫu
  • Bitel là công ty viễn thông được yêu thích nhất tại Peru
  • Nhật Bản sắp ra mắt xe buýt với công nghệ hỗ trợ tự động dừng xe
  • Asanzo họp báo “được minh oan”: Tổng cục Hải quan nói gì?
  • Lần đầu tiên toàn quốc thực tập phương án chữa cháy 'Tổ liên gia an toàn PCCC'
  • Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang kỳ vọng ra sao năm 2019?