当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【bong dá sô】Hà Nội: 100% thí sinh không vượt qua kỳ kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bán hàng đa cấp Đa cấp Sen Việt Group chấm dứt hoạt động,àNộithísinhkhôngvượtquakỳkiểmtrakiếnthứcphápluậtvềbánhàngđacấbong dá sô rút tiền ký quỹ Bộ Công Thương tiếp tục quản lý chặt hoạt động bán hàng đa cấp

Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) vừa ban hành quyết định về việc công nhận kết quả kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp, kiến thức cho đầu mối tại địa phương lần IV tại TP. Hà Nội (tổ chức ngày 22/11/2024).

Cũng như các đợt thi trước đó, lần thứ IV gồm 2 phần thi: Kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp và kiểm tra kiến thức cho đầu mối bán hàng đa cấp tại địa phương. Theo đó, có 10 doanh nghiệp, với 24 thí sinh tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp và có 7 doanh nghiệp với 53 thí sinh tham gia kiểm tra kiến thức cho đầu mối bán hàng đa cấp tại địa phương.

Đáng chú ý, 100% thí sinh tham gia không vượt qua được phần thi kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp. Cụ thể, Công ty TNHH Royal Distribution cả 7 người không đạt; Công ty TNHH Elken International Việt Nam có 1 người không đạt; Công ty TNHH Unicity Marketing Việt Nam 2 người không đạt; Công ty TNHH Thiên Sư Việt Nam cả 3 người không đạt; Công ty CP Tập đoàn liên kết Việt Nam 2 người không đạt; Công ty TNHH Gcoop Việt Nam có 2 người không đạt; Công ty TNHH Perfect Global Việt Nam 3 người không đạt; Công ty TNHH Total Swiss Việt Nam 1 người không đạt; Công ty TNHH Best World Việt Nam 2 không đạt và Công ty TNHH Nu Skin Enterprises Việt Nam có 1 người không đạt.

Khá hơn, đối với phần thi kiến thức bán hàng đa cấp cho đầu mối tại địa phương, trong lần thứ IV (TP. Hà Nội) có 7 doanh nghiệp với 53 có thí sinh tham gia. Kết quả, có 26 thí sinh đạt (49%) còn 27 thí sinh không đạt. Cụ thể, có 2 doanh nghiệp không có thí sinh đạt là Công ty TNHH Nu Skin Enterprises Việt Nam 1/1 người không đạt; Công ty TNHH Perfect Global Việt Nam 3/3 người không đạt; 5 doanh nghiệp còn lại số lượng thí sinh không đạt là: Công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam 9/21 người không đạt; Công ty TNHH Seacret 7/15 người không đạt; Công ty TNHH Unicity Marketing Việt Nam 3/6 người không đạt; Công ty CP Tập đoàn liên kết Việt Nam 4/6 người không đạt; Công ty TNHH Total Swiss Việt Nam chỉ có 1 người tham gia và đã vượt qua được phần thi này.

Hà Nội: 100% thí sinh không vượt qua kỳ kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp
Những người tham gia bán hàng đa cấp không nắm chắc các quy định của pháp luật, sẽ gây ra nhiều hệ luỵ không đáng có. Ảnh: Linh Hương

Trước đó, tại kỳ kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp, kiến thức cho đầu mối tại địa phương tổ chức đợt III tại TP. Hồ Chí Minh (tháng 8 năm 2024) cũng có đến hơn 90% số người tham gia bán hàng đa cấp không vượt qua kỳ thi này. Cụ thể, với nội dung kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp có 68 thí sinh tham gia, song chỉ có 6 người đạt, còn 62 người không đạt (chiếm tỷ lệ hơn 90%). Còn nội dung kiểm tra kiến thức bán hàng đa cấp cho đầu mối địa phương tại khu vực này cũng chỉ có 7/19 người tham gia đạt.

Theo một chuyên gia trong lĩnh vực bán hàng đa cấp, việc có đến hơn 90 - 100% người tham gia bán hàng đa cấp không vượt qua được kỳ kiểm tra kiến thức pháp luật là một tình trạng đáng báo động hiện nay. Điều này chứng tỏ, những người tham gia bán hàng đa cấp không hề nắm chắc các quy định của pháp luật, sẽ gây ra nhiều hệ luỵ không đáng có.

Được biết, đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp là một phần quan trọng của quá trình đào tạo cơ bản cho những người tham gia vào hoạt động này. Theo quy định tại Nghị định số 40/2018/NĐ-CP (Nghị định 40) ngày 12/3/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; Nghị định số 18/2023/NĐ-CP (Nghị định 18) ngày 28/4/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40, các doanh nghiệp tham gia bán hàng đa cấp phải có trách nhiệm đào tạo kiến thức pháp luật cho những người tham gia. Đây là một yếu tố không thể thiếu để đảm bảo tính chính xác và hợp pháp trong việc thực hiện bán hàng đa cấp.

Nội dung đào tạo bao gồm quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp; các quy định này không chỉ giúp người tham gia hiểu rõ về quy trình và các điều kiện cần thiết để thực hiện bán hàng đa cấp mà còn đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật, tránh phạm lỗi và rủi ro pháp lý. Ngoài ra, nội dung đào tạo cũng tập trung vào pháp luật về quảng cáo. Bởi, việc quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong bán hàng đa cấp và việc hiểu rõ về các quy định pháp luật liên quan đảm bảo rằng mọi chiến lược quảng cáo là hợp pháp và không vi phạm các quy định.

Hơn nữa, nội dung đào tạo còn bao gồm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Điều này đặt ra yêu cầu cao đối với những người tham gia bán hàng đa cấp, phải đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ họ cung cấp không chỉ đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mà còn đảm bảo rằng quyền lợi của họ được bảo vệ theo đúng quy định pháp luật.“Ngoài các quy định cụ thể về hoạt động bán hàng đa cấp, nội dung đào tạo còn tập trung vào việc truyền đạt các chuẩn mực đạo đức trong hoạt động này. Điều này nhằm đảm bảo rằng mọi hành vi và quyết định đều tuân thủ các nguyên tắc và không vi phạm đạo đức kinh doanh” - vị chuyên gia cho hay.

Đồng thời ông khẳng định, nội dung đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nguồn nhân lực chất lượng, có khả năng thực hiện các hoạt động bán hàng đa cấp một cách hiệu quả và đồng thời đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật liên quan.

Cũng theo quy định tại Nghị định 40 và mới nhất là Nghị định 18, từ ngày 20/6/2023, tổ chức đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp sẽ phải tuân thủ theo những quy định: Về nội dung đào tạo, các cơ sở đào tạo phải thực hiện đào tạo theo nội dung và chương trình đã được cơ quan quản lý nhà nước công nhận, và phải cấp chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp cho người tham gia; đồng thời, phải có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương bằng văn bản về kết quả đào tạo tại cơ sở trong thời hạn 10 ngày làm việc sau khi kết thúc khóa đào tạo.

Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, hàng năm, Bộ Công Thương (đầu mối là Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia) sẽ thực hiện kiểm tra việc đào tạo và cấp chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp của các cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp. Dựa vào kết quả kiểm tra, tùy thuộc vào mức độ sai phạm, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ yêu cầu cơ sở đào tạo khắc phục sai phạm hoặc tạm đình chỉ quyết định công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp.

Ngoài ra, đơn vị sẽ thu hồi và đình chỉ quyết định công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp trong các trường hợp: Cơ sở đào tạo bị giải thể, cơ sở đào tạo không khắc phục được sai phạm trong thời gian tạm đình chỉ, các sai phạm không thể khắc phục được. “Thông qua các biện pháp này, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ đảm bảo sự tuân thủ và chất lượng của các cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp, đồng thời bảo vệ quyền lợi của học viên và đảm bảo môi trường kinh doanh đa cấp lành mạnh và bền vững”- Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khẳng định.

Hiện trên cả nước có 19 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp đang hoạt động, giảm 48 doanh nghiệp so với năm 2016.

Trong năm 2024, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia đã thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bán hàng đa cấp đối với 4 doanh nghiệp: Công ty TNHH Thương mại Lô Hội, Công ty TNHH Thiên sư Việt Nam, Công ty TNHH Phong cách sống Kim cương Việt Nam, Công ty TNHH Perfect Global Việt Nam và cả 4 công ty đều vi phạm pháp luật về kinh doanh đa cấp, bị phạt tổng số tiền 985 triệu đồng.

分享到: